Chuyển hướng sản xuất - kinh doanh cao su sang Lào

Tân Nguyên |

Tỉnh Quảng Trị hiện có tổng diện tích trên 19.300 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền hơn 14.500 ha do người dân trồng. Sản lượng bình quân hằng năm đạt 19.000-20.000 tấn mủ khô. Tuy nhiên, với quy mô diện tích cao su ngày càng thu hẹp, sản lượng giảm thì các nhà máy chế biến phải tích cực tìm kiếm thu mua mới đảm bảo đủ công suất.

Hiện nay, khó khăn mà ngành cao su đang gặp phải khi diện tích thu hẹp do tái canh cây cao su nên buộc cắt giảm nhân công, tiết giảm chi phí và ưu tiên vốn cho đầu tư kiến thiết vườn cây. Dự báo trong vài năm tới diện tích cao su cho khai thác mủ sẽ giảm trầm trọng. Mặt khác, lợi nhuận từ trồng cao su không cao và những rủi ro do thiên tai nên người dân không mặn mà đầu tư. Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành trồng, khai thác cao su thiếu vì đặc thù công việc phải “thức khuya dậy sớm”, môi trường độc hại mà thu nhập không cao nên hầu hết lao động trẻ tìm kiếm một ngành nghề khác có thu nhập cao hơn và ít rủi ro.

Dây chuyền chế biến mủ cao su -Ảnh: T.N
Dây chuyền chế biến mủ cao su -Ảnh: T.N

Trong bối cảnh khó khăn của ngành cao su do khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả luôn biến động và thị trường xuất khẩu không ổn định. Riêng đối với tỉnh Quảng Trị những năm trở lại đây ngành cao su đang đẩy mạnh tái thiết lại vườn cây nên sản lượng mủ giảm. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu mủ cao su, Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị đã năng động trong việc chuyển hướng SX-KD sang Lào.

Hiện nay, tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh công ty đã xây dựng một nhà máy gồm 2 dây chuyền chế biến cao su hiện đại áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến với công suất gần 30.000.000 tấn mủ/năm. Hầu hết sản phẩm mủ cao su do công ty chế biến được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với sản lượng xuất khẩu năm 2021 đạt 38.413 tấn, doanh thu đạt 1.475 tỉ đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022 sản lượng mủ xuất khẩu đạt 26.916 tấn, doanh thu đạt trên 1.000 tỉ đồng. Dự kiến đến hết năm 2022 sản lượng mủ xuất khẩu đạt khoảng 70.000 tấn và doanh thu đạt 2.500 tỉ đồng.

Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu mua từ nguồn cao su tiểu điền của người dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân Chuyển hướng sản xuất - kinh doanh cao su sang Lào cận. Tuy nhiên, sản lượng mủ thu mua chỉ đáp ứng khoảng 1/3 công suất chế biến của nhà máy gồm 2 dây chuyền.

Đứng trước những khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm, không đảm bảo công suất chế biến của nhà máy. Vì thế, Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị đã triển khai xây dựng thêm một nhà máy chế biến mủ cao su tại tỉnh Bulikhamsay (Lào).

Đây được xem là bước chuyển đổi phù hợp khi nguồn nguyên liệu nội địa ngày càng khan hiếm, trong khi đó Lào là một thị trường giàu tiềm năng. Một nguyên tắc cốt lõi của sản xuất là phải chú trọng đến nguyên liệu và nhân lực. Về nguyên liệu, Lào là địa bàn có thế mạnh để phát triển cây cao su tiểu điền do thời tiết phù hợp, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Về lao động, Lào chưa phát triển mạnh công nghiệp, lực lượng lao động tập trung cho nông nghiệp dư thừa nên giá nhân công rẻ.

Vì thế, công ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy công suất 60.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư trên 6 triệu USD. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công nhân khoảng 40 người và gần 100 người làm đại lý thu mua sản phẩm hầu khắp nước Lào với mức lương bình quân từ 25-30 triệu đồng/người/tháng.

Nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: T.N
Nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị tại xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh -Ảnh: T.N

Được biết, hiện nay công ty là một DN nước ngoài hoạt động SX-KD có hiệu quả ở Lào. Sản lượng mủ cao su mà công ty thu mua đưa vào nhà máy chế biến, sau đó đưa về Việt Nam để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, số mủ nguyên liệu còn lại đưa về chế biến tại nhà máy ở xã Vĩnh Long.

Vì thế, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty bình quân mỗi tháng trên 5.000 tấn hàng hóa thành phẩm và 4.000 tấn mủ nguyên liệu thông qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là thủ tục xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Cửa khẩu Densavanh (Lào).

Tại Cửa khẩu Densavanh thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa còn rườm rà và thời gian hoàn thành thủ tục quá chậm. Ngoài ra, phía Lào còn đặt ra quy định không cho xe của DN chạy sang chở hàng mà buộc phải hợp đồng thuê xe bên Lào để chở hàng nên gây tốn kém chi phí, trong khi đó phía Lào thì không đủ năng lực vận chuyển.

Về phía thủ tục hải quan tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thì bắt buộc xe nhập cảnh vào Việt Nam phải có giấy đăng ký xác nhận quyền sở hữu xe (cà vẹt) gốc, trong khi đó hầu hết cà vẹt xe DN đã thế chấp ở các ngân hàng để vay vốn kinh doanh.

Quy định này không chỉ gây ra khó khăn cho DN vận tải mà còn cản trở nhu cầu đi tham quan, du lịch của du khách Lào và các nước trên Hành lang kinh tế Đông-Tây muốn đi du lịch Việt Nam bằng đường bộ qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Bên cạnh đó, việc phân luồng lưu thông ở cửa khẩu Lao Bảo còn bất cập do chưa phân luồng xe có chở hàng và xe không chở hàng nên gây ra ùn tắc do thời gian, thủ tục thông quan khác nhau. Đó là chưa kể đến việc đặt ra các loại phí như phí kiểm dịch và các phí không chính thức khác buộc các DN phải gánh chịu. Mong muốn chung của các DN kinh doanh sang thị trường Lào là sớm bãi bỏ những quy định gây khó khăn, phiền hà đang cản trở hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh.

Vận chuyển cao su thành phẩm đưa đi tiêu thụ -Ảnh: T.N
Vận chuyển cao su thành phẩm đưa đi tiêu thụ -Ảnh: T.N

Hiện nay, nhu cầu của thị trường về cao su thiên nhiên bền vững đặt ra một thách thức lớn cho DN sản xuất cao su cần cải thiện phương thức quản lý, sản xuất, ứng dụng công nghệ, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh. Để cây cao su tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện xã hội vùng nông thôn và đảm bảo môi trường dân sinh, cần có những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và các ban, ngành, địa phương liên quan để tháo gỡ những bất cập trong việc thực thi thủ tục hành chính tại cửa khẩu. Đặc biệt là cần có sự quyết tâm thực hiện mục tiêu kinh doanh bền vững của DN chế biến cao su mà Công ty TNHH MTV Đức Hiền Quảng Trị là minh chứng điển hình.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Phát hiện hai quả bom lớn trong vườn cao su của người dân

Tây Long |

Ngày 5/10, theo thông tin từ Tổ chức PeaceTrees VietNam, vừa phát hiện và xử lý thành công hai quả bom lớn trong vườn cao su của người dân ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

Hướng Hóa: Người đàn ông thắt cổ tự tử trong rừng cao su

Hương Lài |

Ngày 27/9, ông Hồ Xa Cách, Chủ tịch UBND xã A Dơi (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) xác nhận, trên địa bàn có vụ việc người đàn ông tử vong nghi do mâu thuẫn gia đình.

444 triệu đồng hố trợ người dân trồng cao su tiểu điền

Mỹ Hằng |

Để nâng cao thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã có nhiều chính sách hỗ trợ các địa phương này phát triển kinh tế vùng gò đồi, động viên bà con nhân dân mạnh dạn xóa bỏ vườn tạp năng suất thấp sang áp dụng các mô hình phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó cây cao su tiểu điền là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn được ưu tiên lựa chọn.

Kịp thời khống chế đám cháy lớn tại nhà máy cao su ở nước bạn Lào

Q.H |

Ngày 6/4, theo thông tin từ lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Quảng Trị, đơn vị vừa kịp thời hỗ trợ Nhà máy Chế biến cao su Sê Pôn, ở bản Seman, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet (Lào) dập tắt một đám cháy lớn.