Làm giàu từ mô hình nuôi lợn theo hướng công nghiệp

Mỹ Hằng |

Mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hướng công nghiệp, gia đình ông Phùng Xuân Hoạt ở khu phố An Du Nam 2, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã vươn lên trở thành một trong những hộ được công nhận hộ sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) cấp tỉnh. Đầu năm 2021, ông đã làm hồ sơ đăng ký đạt danh hiệu này ở cấp Trung ương.

Với bản tính cần cù, chịu khó, vào những năm 2013 - 2014, từ lợi thế đất đai của gia đình, ông Phùng Xuân Hoạt bắt đầu mở hướng làm ăn bằng hình thức chăn nuôi lợn. Ban đầu, gia đình ông đầu tư 70 lợn nái, 300 lợn thịt. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi, nên đàn lợn của gia đình ông thường chậm lớn, có lúc bị dịch bệnh gây thiệt hại đến kinh tế gia đình. Không chịu lùi bước trước khó khăn, ông đã tự đọc, nghiên cứu trên sách, báo về kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho đàn lợn rồi đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Nhờ vậy, những năm về sau, đàn lợn của gia đình ông lớn nhanh, ít bị dịch bệnh, bán lại được giá.

Ông Phùng Xuân Hoạt (người mặc áo xanh) chủ nhân trang trại
Ông Phùng Xuân Hoạt (người mặc áo xanh) chủ nhân trang trại

Từ thành công bước đầu, năm 2020, ông Hoạt bàn với gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp. Dám nghĩ, dám làm, ông bắt tay tìm tòi, nghiên cứu và dành khá nhiều thời gian cho những chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tự tin vào những gì mình đã học được, ông Hoạt quyết tâm đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Trên diện tích 1ha, ông xây dựng thành 2 khu chuồng riêng biệt dành nuôi lợn nái và lợn thịt; lắp đặt các trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc chăn nuôi như: hệ thống điều hòa làm mát; hệ thống hầm bioga có sức chứa 500 khối.

Nhiều người dân trong vùng cho rằng ông Hoạt quá mạo hiểm vì giá cả thị trường của vật nuôi này luôn biến động thất thường; phần nguy cơ dịch bệnh rủi ro cao. Còn đối với ông Hoạt, chuyển sang “làm ăn lớn” cũng thấy lo nhưng ông tin rằng với hướng chăn nuôi này, sẽ mang lại thành công. Để chủ động con giống, đồng thời hạn chế dịch bệnh khi mua heo giống từ bên ngoài về, ông Hoạt đã đầu tư mô hình chăn nuôi khép kín. Lúc nào trang trại chăn nuôi của ông cũng có 130 con heo nái, 800 con heo thịt và hàng trăm con heo sữa.

Ông Phùng Xuân Hoạt cho biết, nuôi lợn theo hướng công nghiệp vẫn được giá hơn so với “nuôi bộ” như trước kia, con lợn khỏe mạnh, ít bị dịch bệnh, tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ nhiều, được thương lái chọn mua. Để chăn nuôi lợn phát triển ổn định, ít bị dịch bệnh, ông luôn phải tìm tòi, học hỏi từ những người đi trước về kinh nghiệm; tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Mặt khác, phải chủ động trong việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, có quy trình chăn nuôi hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y chuồng trại.

Đến nay, ông Hoạt như một “kỹ sư chăn nuôi” thực thụ, thành thạo mọi việc từ chăm sóc nuôi dưỡng, phối giống, tách đàn, tiêm phòng vắc xin, điều trị bệnh cho lợn. Ông Hoạt chia sẻ thêm: “Với 2 khu chuồng được xây dựng khép kín, hiện đại, có hệ thống điều hòa không khí, lúc nào cũng đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi chỉ từ 26-28 độ C, tạo điều kiện thuận lợi để đàn lợn sinh trưởng, phát triển tốt nhất và chống được dịch bệnh. Nhờ vậy, thời gian gần đây, trong khi đàn vật nuôi nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện bị nhiễm dịch bệnh, tỷ lệ lợn buộc tiêu hủy nhiều, nhưng đàn lợn nhà ông vẫn an toàn”.

Mô hình nuôi lợn khép kín của ông Phùng Xuân Hoạt được xây dựng trên diện tích 1ha
Mô hình nuôi lợn khép kín của ông Phùng Xuân Hoạt được xây dựng trên diện tích 1ha

Năm 2020, gia đình ông xuất bán được 3 lứa lợn khoảng 1.500 con có tổng trọng lượng 160 tấn; với giá bán trung bình từ 60.000 - 70.000 đồng/kg lợn hơi, có thời điểm được giá, đạt khoảng 90.000 đồng/kg. Nhờ vậy, sau khi trừ hết chi phí cũng còn lãi được 800 triệu đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, ông xuất bán được 2 lứa với khoảng 900 con. Thời điểm này giá lợn hơi xuống thấp chỉ đạt 55.000/kg, nhưng vẫn đem về nguồn lợi xấp xỉ 350 triệu đồng. Ngoài ra, với hình thức chăn nuôi này, gia đình ông đã giải quyết việc làm cho 5 lao động với mức lương 6-7 triệu đồng/tháng.

Cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi lợn theo hướng công nghiệp của ông Hoạt gần đây được nhiều người ở trong và ngoài huyện đến tham quan, học tập kinh nghiệm. Ông Hoạt cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người để cùng nhau phát triển kinh tế. Ngoài phát triển kinh tế, gia đình ông Phùng Xuân Hoạt luôn gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương. Bên cạnh đó ông còn tham gia các tổ chức đoàn thể trong thôn, tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân hăng hái tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; Ông Hoạt xứng đáng là tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi để mọi người cùng học tập, noi theo.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp

Ngọc Nhân |

Ở tuổi 50, anh Nguyễn Đông, hội viên nông dân thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa đã có quy mô trang trại chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm. Anh là một trong những tấm gương nông dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại địa phương.

Đột nhập trang trại điện gió để trộm các linh kiện tuabin

Lê Phi Long |

Ngày 19.5 Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, Công an huyện Lệ Thủy phối hợp với Công an xã Hồng Thủy vừa phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng đột nhập vào cụm trang trại điện gió trên địa bàn để trộm các linh kiện tuabin điện gió.

Hiệu quả cao của trang trại kinh tế tổng hợp

Ngọc Trang |

Nhận thấy thị trường chuối mật mốc ngày càng nhiều khó khăn, thu nhập từ loại cây này không còn ổn định, hơn 3 năm nay gia đình anh Hoàng Hà ở thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã quyết định chuyển đổi sang xây dựng trang trại tổng hợp. 

Đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng xây dựng cụm trang trại điện gió

Mạnh Thành - Đức Thọ |

Cụm trang trại điện gió bao gồm hai trang trại điện gió B&T 1 với công suất 100,8 MW, dự kiến vận hành vào tháng 12/2020 và B&T 2 với công suất 151,2 MW, dự kiến vận hành vào tháng 6/2021.