Đầu tư hơn 8.900 tỷ đồng xây dựng cụm trang trại điện gió

Mạnh Thành - Đức Thọ |

Cụm trang trại điện gió bao gồm hai trang trại điện gió B&T 1 với công suất 100,8 MW, dự kiến vận hành vào tháng 12/2020 và B&T 2 với công suất 151,2 MW, dự kiến vận hành vào tháng 6/2021.

Ngày 20/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và Công ty cổ phần Điện gió B&T đã khởi công cụm trang trại Điện gió B&T với tổng vốn đầu tư 8.904 tỷ đồng.

Đây được coi là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất Việt Nam trên đất liền trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đồng thời là công trình trọng điểm nhằm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Dự án có diện tích 2.244ha, được triển khai trên địa bàn hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Dự án được chia làm 3 gói thầu chính gồm: cung cấp, vận chuyển và vận hành 50 tuốcbin do nhà thầu Vestars của Đan Mạch thực hiện; gói thầu thi công phần móng tuốcbin, hệ thống đường nội bộ dây trung thế do Công ty Cổ phần Facon thực hiện; gói thầu xây dựng trạm biến áp và tuyến truyền tải 220KV do Công ty Trách nhiệm hữu hạn V.Tech thực hiện.

Dự án bao gồm hai trang trại điện gió B&T 1 với công suất 100,8 MW, dự kiến vận hành vào tháng 12/2020 và trang trại điện gió B&T 2 với công suất 151,2 MW, dự kiến vận hành vào tháng 6/2021.

Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuận, dự án này được kỳ vọng sẽ bổ sung nguồn điện cho tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách mỗi năm 120 tỷ đồng, từ đó góp phần tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh.

Cùng với đó, dự án sẽ tạo thành điểm nhấn du lịch đồng thời tạo uy tín trong việc thu hút cho các nhà đầu tư lớn đến với tỉnh Quảng Bình.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Dồn sức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Mai Lâm |

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị đã tập trung huy động các nguồn lực xã hội cùng với ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và các công trình xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm cam hữu cơ Quảng Trị

Lê Thảo |

Cây cam do người dân du nhập vào trồng tại Quảng Trị từ đầu những năm 1990, tập trung chủ yếu ở vùng phía Tây của huyện Hải Lăng. Những năm gần đây, cây cam đã dần khẳng định sự thích nghi và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất vì vậy diện tích đang ngày càng được mở rộng ra nhiều địa phương. Để giúp người dân làm giàu trên mảnh đất của mình, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển giá trị sản phẩm từ cây cam là rất cần thiết.

Thị trường bánh trung thu trầm lắng do ảnh hưởng COVID-19

Thu Hạ |

Do chịu tác động của COVID-19, năm nay thị trường bánh trung thu ít sôi động hơn so với các năm trước. Bên cạnh giảm số lượng các điểm bán bánh trên các tuyến phố, lượng người mua đến thời điểm này cũng rất ít. Nhu cầu giảm, các cửa hàng, người làm bánh handmade đã chuyển hướng phát triển mảng bán hàng online.

Nhiều giải pháp để tăng năng suất, chất lượng tinh bột sắn Hướng Hóa

Ngô Thùy |

Được thành lập năm 2005, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trực thuộc Công ty CP Tổng Công ty thương mại Quảng Trị hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tinh bột sắn. Là một doanh nghiệp với mục tiêu hướng về nông thôn và nông dân, nhà máy thường xuyên triển khai mô hình “dân vận khéo” với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư bón phân thâm canh và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, chất lượng cho cây sắn trên địa bàn.