Nỗ lực chuyển đổi số ở huyện Gio Linh

Hải An |

Xác định chuyển đổi số nhằm thay đổi cách sống, phương thức làm việc, sản xuất, kinh doanh của người dân, chính quyền, doanh nghiệp dựa trên các công nghệ số, từ đó mở ra cơ hội phát triển bền vững, HĐND huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ - HĐND ngày 21/7/2023 thông qua đề án chuyển đổi số huyện Gio Linh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.

Thời gian qua, huyện Gio Linh đã chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số; tổ chức các lớp tập huấn cũng như cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước; tổ chức các lớp phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, tiện ích, lợi ích, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống kinh tế - xã hội...

 
 Đoàn viên, thanh niên quét mã QR để tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh tại công trình thanh niên “Số hóa lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh” - Ảnh: H.A
Triển khai thực hiện hệ thống thư điện tử công vụ; hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc; trang thông tin điện tử; dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng “một cửa” điện tử; chữ ký số chuyên dùng; ứng dụng hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện ở cấp huyện, cấp xã...

Đến nay, 100% cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Gio Linh đã được cấp hộp thư điện tử công vụ; 100% cơ quan nhà nước, UBND các xã, thị trấn đã được tạo lập và vận hành đồng bộ hệ thống văn phòng điện tử; trang thông tin điện tử huyện và các xã, thị trấn đã được kết nối, dùng chung trên cổng thông tin điện tử tỉnh đúng theo quy định; 100% cán bộ lãnh đạo của các phòng, ban, cơ quan chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn đã được cấp và đưa vào thực hiện chữ ký số chuyên dùng...

Để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp huyện, xã; từng bước phát triển kinh tế số và xã hội số; hướng đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, UBND huyện Gio Linh đã xây dựng đề án chuyển đổi số huyện Gio Linh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030, được HĐND huyện Gio Linh thông qua tại Nghị quyết số 23/NQ - HĐND ngày 21/7/2023 với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025.

Trong đó tập trung phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan nhà nước với việc có khoảng 90% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.quangtri. gov.vn; có khoảng 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và khoảng 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

100% báo cáo tổng hợp, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của huyện được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh; khoảng 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với việc phấn đấu kinh tế số chiếm khoảng 10% tổng giá trị các ngành sản xuất của huyện; từng bước ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng.

Về phát triển xã hội số với việc phát triển hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang bao phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, thị trấn; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỉ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trong phát triển chính quyền số, với việc có 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh tại địa chỉ: https://dichvucong.quangtri. gov.vn; khoảng 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và khoảng 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng mạng lưới thiết bị kết nối internet.

Kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước và giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp và tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; khoảng 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý...

Về phát triển kinh tế số, phấn đấu đạt khoảng 15% tổng giá trị các ngành sản xuất của huyện; ứng dụng rộng rãi các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng. Về phát triển xã hội số với việc phát triển hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang bao phủ đến 100% hộ gia đình (có thuê bao cáp quang); phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỉ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 70%...

Giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra của đề án là tập trung tạo nền tảng chuyển đổi số với việc từng bước chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số; xây dựng cơ chế, chính sách về chuyển đổi số; chú trọng phát triển hạ tầng số; đảm bảo an toàn, an ninh mạng; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực...

Về xây dựng chính quyền số với việc hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của Huyện ủy, UBND huyện, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện và các ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn; triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung; số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, Uỷ ban MTTQ Việt Nam...

Phát triển kinh tế số với việc hỗ trợ phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, trong lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải và logistics, quy hoạch xây dựng, tài chính - ngân hàng, du lịch... Về phát triển xã hội số, sẽ tiến hành chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa...

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Quảng Trị thu hút được 187 dự án phi chính phủ nước ngoài với giá trị viện trợ đạt 87,9 triệu USD

Trúc Phương |

Ngày 23/11, tại TP. Đông Hà, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) giai đoạn 2020 – 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam chủ trì hội nghị.

Kiểm tra hoạt động tín dụng chính sách tại địa bàn tỉnh Quảng Trị

Tú Linh |

Ngày 22/11, UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với đoàn kiểm tra của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam do Ủy viên HĐQT, Trưởng Ban Kiểm soát Ngân hàng CSXH Việt Nam Nguyễn Mạnh Tú làm trưởng đoàn về tình hình hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh Hoàng Nam tham dự.

Nâng cao giá trị nông sản

Lê An |

Với định hướng phát triển SX-KD thương mại gắn liền với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã triển khai các mô hình nông nghiệp có hiệu quả trên cơ sở chuyển giao kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón và bao tiêu nông sản cho nông dân.

Liên kết sản xuất, tạo đầu ra bền vững cho gỗ rừng trồng và cao su

Thanh Trúc |

Xác định nông nghiệp- nông dân- nông thôn là định hướng phát triển SX-KD chủ lực, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã triển khai liên kết, thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh. Trong đó, việc liên kết thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng, đặc biệt là gỗ có chứng nhận quản lý rừng bền vững (FCS) và mủ cao su đã giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân.