Phát hiện loài tỏi đá mới tại Thừa Thiên - Huế

PV |

Ngày 31/3, các nhà khoa học đã phát hiện và mô tả loài thực vật mới thuộc chi tỏi rừng, đó là tỏi đá Phong Điền tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Trước đó, trong quá trình đặt máy bẫy ảnh đợt 2 năm 2022 tại Tiểu khu 71 Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng đã bắt gặp loài tỏi có hoa rất đẹp đang mọc ở vách đá của đỉnh Thác 7 Nàng Tiên (nơi trước đây đã thu mẫu và công bố loài Mỹ nhuỵ răng cưa). 
 
  

Sau khi thu thập mẫu, phối hợp với các chuyên gia của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Y Dược Huế và Đại học Lomonosov (Liên bang Nga), các cán bộ đã xác định, đây là một loài mới cho thế giới. Sau 6 tháng kể từ ngày bắt gặp và thu mẫu, loài tỏi đã được công bố trên tạp chí chuyên ngành Phytotaxa ngày 30/3/2023.

Tỏi đá Phong Điền thuộc họ Măng tây (Asparagaceae), có hình thái tương tự như loại tỏi A.khangii nhưng khác ở phiến lá rộng hơn, mặt ngoài bao hoa màu trắng, phấn hoa màu vàng, bao phấn và nhụy hoa khác biệt. Với cấu trúc bao hoa đặc biệt này, loài tỏi rừng mới đã được mô tả và đặt tên theo Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (nơi duy nhất phát hiện sự hiện diện của loài này cho đến nay).

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc phát hiện loài tỏi rừng Phong Điền là minh chứng rõ cho giá trị đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn thiên nhiên này - nơi có nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm chưa được nghiên cứu và tìm hiểu. Sự phát hiện loài mới tạo động lực cho cán bộ Kiểm lâm và Khu Bảo tồn tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ khu vực này cũng như hệ sinh thái toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có tổng diện tích hơn 40.000 ha, gồm 43 tiểu khu; là nơi có nhiều loài động thực vật phong phú, với sự đa dạng sinh học cao ở khu vực miền Trung.

(Nguồn: Ngay Nay)

TAGS

Chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa để tăng hiệu quả sản xuất

Lê An |

Trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả nhằm không bỏ hoang đất. Qua đó, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Xây dựng bền vững liên kết chuỗi sản phẩm từ cây trẩu

Hoài Nam |

Xây dựng bền vững các liên kết chuỗi sản phẩm từ cây trẩu là một trong những mục tiêu mà Kế hoạch số 237/KH-UBND của UBND tỉnh Quảng Trị (ban hành vào ngày 30/12/2022) về phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu trẩu trên địa bàn hai xã miền núi Hướng Hóa và Đakrông giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030 đề ra.

Cam Lộ: Xây dựng dự án “Phát triển mở rộng các loại cây dược liệu có hiệu quả phục vụ chế biến xuất khẩu”

Anh Vũ |

Để từng bước xây dựng huyện Cam Lộ (Quảng Trị) trở thành trung tâm cây dược liệu của tỉnh, UBND huyện đã xây dựng dự án “Phát triển mở rộng các loại cây dược liệu có hiệu quả phục vụ chế biến xuất khẩu năm 2023” với nguồn kinh phí thực hiện dự kiến hơn 27,5 tỉ đồng

Hiệu quả từ việc trồng cây đót của người dân vùng cao

Nam Phương |

Nhận thấy những giá trị kinh tế mà cây đót mang lại, nên thay vì phải vất vả lên rừng lấy đót mang về bán cho các thương lái như trước đây, một số người dân tại xã Thanh, huyện miền núi Hướng Hóa đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây đót. Việc đưa một loại cây rừng, vốn chỉ mọc trong tự nhiên trở thành một loại cây trồng lâu năm được xem là hướng đi mới, góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi miền Tây Quảng Trị.