Phát huy hiệu quả hoạt động thư viện trường học ở huyện Gio Linh

Hoài Diễm Chi |

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đọc, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Gio Linh (Quảng Trị) luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển thư viện trường học. Từ sự đầu tư có trọng tâm, các thư viện trường học ở huyện Gio Linh đã phát huy hiệu quả, phục vụ đắc lực cho giáo viên và học sinh trong giảng dạy, học tập; lan tỏa tình yêu và cảm hứng đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức thành công nhiều cuộc thi, hoạt động thiết thực; số lượng học sinh tham gia và đoạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng qua từng năm.


Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Trường Tiểu học Linh Trường luôn dành sự quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển thư viện trường học. Trường hiện có 4 điểm trường, trong đó có 2 điểm trường có phòng thư viện được xây dựng kiên cố; sắp xếp tivi, quạt, tủ sách, bàn ghế gọn gàng; có khoảng 11.500 đầu sách với nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, nhà trường còn bố trí thêm nhiều tủ sách ở các lớp học và tủ sách di động ở sân trường cho học sinh đọc sách thuận lợi.

Cô Nguyễn Thị Bình Nguyên, cán bộ thư viện Trường Tiểu học Linh Trường cho hay, học sinh của trường phần lớn là người đồng bào dân tộc Vân Kiều chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, thường ngại giao tiếp... nên nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất trong việc tiếp cận sách, hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách để trang bị nhiều kiến thức cho các em.

Điểm nổi bật trong hoạt động thư viện đó là tổ chức hiệu quả hình thức đọc, nghe tập thể với nòng cốt là các em trong tổ cộng tác viên thư viện luân phiên nhau đọc và kể những câu truyện cổ tích, truyện thần thoại... cho các bạn vào đầu giờ sinh hoạt lớp hoặc giờ ra chơi. Với hình thức này, học sinh vừa rèn luyện được cách đọc, vừa bồi dưỡng niềm đam mê đọc sách.

Trường Tiểu học Gio Châu luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển thư viện trường học - Ảnh: D.C
Trường Tiểu học Gio Châu luôn quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển thư viện trường học - Ảnh: D.C

Nhà trường cũng chú trọng thực hiện tốt việc giới thiệu sách vào các buổi chào cờ, hoạt động ngoại khoá hoặc tổ chức các cuộc thi, trò chơi vận động gắn với những câu chuyện có trong sách vừa đọc; xây dựng tủ sách trong lớp, thư viện ngoài trời... Nhờ đó, tỉ lệ học sinh thường xuyên đến thư viện đọc sách đạt trên 80%.

Thực hiện Kế hoạch của UBND huyện Gio Linh về tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc, phòng GD&ĐT đã phát động trong toàn ngành hưởng ứng cuộc thi với 100% trường có học sinh tham gia dự thi.

Trong 3 năm liền, huyện Gio Linh là 1 trong 3 đơn vị cấp huyện được Ban tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cấp tỉnh tặng giải tập thể về tổ chức cuộc thi và có nhiều cá nhân đoạt giải cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc toàn quốc. Thành tích ấy là minh chứng cho sự phát huy hiệu quả của hoạt động thư viện trường học trong toàn huyện.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Gio Linh Nguyễn Văn Nghệ cho biết, những năm qua, phòng chỉ đạo các trường học tổ chức thực hiện công tác liên thông thư viện theo quy định của Bộ GD&ĐT; sắp xếp, bố trí các không gian thư viện đảm bảo theo quy định; bổ sung tài nguyên thông tin, thiết bị chuyên dùng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện, đặc biệt là phát triển thư viện số, thư viện trực tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động tại thư viện và nhu cầu đọc sách, tham khảo tài liệu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình thư viện thân thiện phù hợp thực tế của các nhà trường và địa phương. Quan tâm xây dựng phòng đọc, tủ sách giáo khoa dùng chung tại các trường, điểm trường, đặc biệt là các trường, điểm trường lẻ để tạo sự công bằng trong tiếp cận thông tin. Quan tâm bố trí kinh phí và xã hội hóa các nguồn lực để mua mới các đầu sách phục vụ cho hoạt động đọc của học sinh. Thực hiện việc cập nhật hồ sơ thư viện lên phần mềm kịp thời và đúng quy định.

Toàn huyện Gio Linh hiện có 42 trường mầm non và phổ thông trực thuộc, trong đó 20 trường mầm non và 22 trường tiểu học, THCS. Với sự quan tâm của huyện Gio Linh, ngành GD&ĐT, các trường học cùng sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, 100% trường đã có phòng thư viện riêng; có đầy đủ nhân viên thư viện theo quy định.

Hằng năm, các trường chú trọng đầu tư thêm nhiều sách mới, làm phong phú thêm đầu sách cho thư viện. Số lượng học sinh đọc sách tăng lên vào mỗi giờ ra chơi ở phòng đọc thư viện, tủ sách trong lớp học, thư viện ngoài trời. Từ đó, lan tỏa niềm đam mê đọc sách đến với nhiều học sinh.

Công tác xã hội hóa phát triển thư viện trường học được ngành GD&ĐT quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả, qua đó, đã huy động được nguồn lực lớn đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thêm tivi, máy tính, bàn ghế và bổ sung thêm số lượng đầu sách với nhiều thể loại phong phú, đa dạng. Điển hình như Dự án Thư viện Ước mơ đầu tư 3 thư viện, với tổng kinh phí 240 triệu đồng (năm học 2022- 2023); Tổ chức Zhi shan hỗ trợ xây dựng 3 thư viện thân thiện cho các trường phổ thông, 2 thư viện đồ chơi cho trẻ trường mầm non, với tổng trị giá gần 500 triệu đồng (năm học 2023-2024).

Ngoài ra, 6 trường cấp THCS được Bộ GD&ĐT đầu tư trang thiết bị bên trong phòng thư viện với tổng kinh phí hơn 1,5 tỉ đồng. Trong năm học 2024-2025, phòng GD&ĐT huyện đã đề xuất với Dự án Zhi shan tiến hành khảo sát thêm 3 thư viện cấp phổ thông để hỗ trợ đầu tư.

Hằng năm, ngoài những hoạt động thường niên của công tác thư viện ở các trường học, vào tháng 4, phòng GD&ĐT thường tổ chức chỉ đạo điểm hoạt động nhân Ngày sách Việt Nam để toàn ngành cùng tham dự; chỉ đạo các trường học tổ chức tốt các hoạt động đọc sách trong nhà trường; sắp xếp vào thời khóa biểu ít nhất 1 tiết/tuần/lớp tiết đọc, tiết học thư viện để nhằm phát huy văn hóa đọc trong nhà trường.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên thư viện, 2 năm 1 lần, phòng GD&ĐT tổ chức hội thi cán bộ thư viện giỏi, 100% thí sinh tham gia dự thi đều đạt và được công nhận cán bộ thư viện giỏi trong năm học. Hoạt động hiệu quả của thư viện cũng như việc phát triển phong trào đọc sách đã góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT ở huyện Gio Linh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương và nguồn lực có chất lượng cho đất nước

Xanh EWEC |

Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) vừa tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập Trường PTDTNT Hướng Hoá (1979-2024) và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Mấy chục năm qua, ngôi trường này đã khẳng định vị trí, vai trò của mình là một trong những chiếc nôi đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương và nguồn nhân lực có chất lượng cho quê hương, đất nước. 

Xanh EWEC trân trọng giới thiệu bài phát biểu của cô Hồ Thị Tư- Hiệu trưởng Trường PTDTNT Hướng Hóa:

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Trúc Phương |

Nhằm xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, an toàn, minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thực hiện các hồ sơ, thủ tục thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, sáng nay 12/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của gần 40 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cả 3 trường học ở Ba Nang đều muốn giữ tên Pa Nang: Tránh rắc rối về thủ tục

Quang Hải |

Sau khi quyết định đổi tên Đảng ủy xã Pa Nang thành Ba Nang, Ban Thường vụ Huyện ủy Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo UBND huyện, các đơn vị trong xã có tên Pa Nang đổi thành Ba Nang để đảm bảo thống nhất và theo thẩm quyền. Nếu như các hội, đoàn thể chuyển đổi tên thuận lợi thì 3 trường mầm non, tiểu học và phổ thông dân tộc bán trú THCS (PTDTBT THCS) ở Ba Nang lại gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính. Vì thế, dù chấp hành theo chủ trương nhưng ban giám hiệu các trường vẫn mong muốn được giữ lại tên Pa Nang.

Hành trình xanh vì môi trường của PGS.TS. Lê Thị Nhi Công

Chu Ngân |

Với lòng nhiệt huyết và tinh thần cống hiến, PGS.TS. Lê Thị Nhi Công không ngừng tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý ô nhiễm môi trường.