Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam: Cảng biển Quảng Trị thuộc nhóm 2, loại 2

T.L |

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với một số chỉ tiêu cụ thể:  

Phối cảnh cảng biển Mỹ Thủy (Quảng Trị) - Ảnh T.L
Phối cảnh cảng biển Mỹ Thủy (Quảng Trị) - Ảnh T.L

Về năng lực, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa), được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam có 36 cảng biển/63 tỉnh thành, thành phố trong nước. Hệ thống cảng biển Việt Nam phân theo khu vực thành 5 nhóm. Cảng biển Quảng Trị nằm trong nhóm số 2 gồm 6 cảng biển, đó là: cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế. Đến năm 2030 hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 2 từ 172 triệu tấn đến 255 triệu tấn (hàng container từ 0,6-1 triệu TEU); hành khách từ 202.000 đến 204.000 lượt khách. Tầm nhìn đến 2050: Đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 3,6%-4,5%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 0,4%-0,5%/năm.

Trong 36 cảng biển Việt Nam, phân theo quy mô, chức năng thì hệ thống cảng biển gồm các loại: cảng biển đặc biệt có 2 cảng biển; cảng biển loại I có 15 cảng; cảng biển loại II có 6 cảng; cảng biển loại III có 13 cảng biển.

Cảng biển Quảng Trị cùng với 5 cảng biển: cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình và cảng biển Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm cảng biển loại II.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Triển khai Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ Cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1

Nhơn Bốn |

Sáng nay 6/9/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến đã làm việc trực tuyến với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để triển khai Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ Cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1. 

Kiểm soát hoạt động đi lại giữa cảng cá Quảng Bình – Quảng Trị

Mai Trang – Hồng Quân |

UBND tỉnh Quảng Trị và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị đã có công văn tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, trong đó có yêu cầu tạm dừng hoạt động tàu thuyền đi lại giữa các cảng cá tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình. Thực hiện nội dung này, lực lượng liên ngành đã nghiêm túc thực hiện nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các tàu cá ra vào ở các cảng cá. Ghi nhận tại Cảng cá Cửa Tùng.

Hàng hóa container qua các cảng biển Việt Nam tăng 18%

Quang Toàn |

Trong 8 tháng đầu năm, hàng xuất khẩu qua các cảng biển của Việt Nam ước đạt hơn 5,4 triệu TEUs, tăng 16%; hàng nhập khẩu ước đạt hơn 5,5 triệu TEUs, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhà đầu tư chậm tiến độ, người dân “tiến thoái lưỡng nan”

Lê Trường |

Dự án đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy tại xã Hải An, huyện Hải Lăng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 4/1/2019.