Sau 4 tháng, Việt Nam có 19 mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD

Đức Duy |

Xuất khẩu Điện thoại và linh kiện tiếp tục đứng đầu nhóm hàng công nghiệp chế biến khi đem về 18,4 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.


Theo đại diện Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 4/2021, cả nước có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó có 5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD.

Những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, bao gồm: Điện thoại và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,9 tỷ USD, tăng 30,8%.

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Ngoài ra, xuất khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD, tăng 76,9%; hàng dệt may đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9%; giày dép đạt 6,4 tỷ USD, tăng 18,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5 tỷ USD, tăng 50,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 28%; sắt thép đạt 2,7 tỷ USD, tăng 87,9%; thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 6,1%.

Xuất khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, song với nhiều giải pháp về sản xuất và thị trường nên 4 tháng vừa qua đã phục hồi tốt.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 9,5 tỷ USD; giày dép các loại tăng 18,7%, đạt 6,39 tỷ USD; xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4%, đạt 1,64 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 14,1%, đạt 642 triệu USD…

- Đóng góp của một số mặt hàng chủ lực trong 4 tháng đầu năm:

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp dệt may, da giày đã gặp khó khăn trong năm 2020 nhưng đến những tháng đầu năm 2021 đã có những thay đổi hết sức tích cực.

Điều này cũng đã thể hiện qua kim ngạch của ngành da giày tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 2, thậm chí có doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết năm 2021.

“Đây là những tín hiệu đáng mừng và thể hiện sự năng động của các doanh nghiệp…,” ông Trần Thanh Hải nói.

Như vậy, với sự đóng góp tích cực của các mặt hàng chủ lực đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm 2021.

 (Nguồn: Vietnam+)

TAGS

Xuất khẩu tăng cao nhưng doanh nghiệp không thể chủ quan với dịch COVID-19

Uyên Hương |

Mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020 với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Sắp tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía xuất xứ Thái Lan

Uyên Hương |

Theo Cục Phòng vệ thương mại cho biết phiên tham vấn công khai được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan theo luật định trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.

Quảng Trị liên tiếp phát hiện các vụ xuất nhập cảnh trái phép

Hưng Thơ |

Triển khai đồng bộ các lực lượng chốt chặn ở biên giới, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị liên tiếp phát hiện các vụ xuất nhập cảnh trái phép.

Cần xây dựng cụ thể quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ, VietGAP

Kăn Sương |

Đó là kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) chiều nay 29/4/2021 về Đề án sơ bộ phát triển lúa VietGAP, lúa hữu cơ Quảng Trị. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam tham dự buổi làm việc.