Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản

Thanh Trúc |

Ngày 11/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác) với các ngành, địa phương về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho địa phương, doanh nghiệp sau khi các luật mới được ban hành (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến dự họp tại điểm cầu Quảng Trị.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt, phối hợp đồng bộ của các cấp, ngành, chính quyền các địa phương qua triển khai thực hiện hàng loạt các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành ban hành, nhất là các khó khăn, vướng mắc về thể chế, nguồn vốn và trái phiếu..., thị trường BĐS nói chung và việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án BĐS nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến dự họp tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến dự họp tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T

Tổ công tác và các bộ, ngành đã có nhiều hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Về phía các địa phương đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành giao, đôn đốc, hướng dẫn. Đồng thời, tập trung chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho lĩnh vực BĐS, các dự án BĐS trên địa bàn.

Mặc dù nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế đã được các luật mới (Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng) được Quốc hội thông qua tháo gỡ, tuy nhiên các luật chưa có hiệu lực thi hành dẫn đến chưa giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc tại thời điểm hiện nay.

Một số địa phương chưa thành lập tổ công tác giải quyết khó khăn theo quy định, chưa tích cực trong việc giải quyết tháo gỡ khó khăn, chưa có kết quả giải quyết cụ thể, triệt để.

Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực thi pháp luật, như tổ chức, người thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến giải quyết chậm, không dám đề xuất, không dám quyết định, chưa rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, BĐS trên địa bàn để đánh giá cụ thể nguyên nhân, lý do các dự án chưa triển khai hoặc chậm triển khai.

Chưa tập trung lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Tổ công tác và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS bởi nếu chưa giải quyết được sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng và nhiều ngành khác.

Đề nghị Tổ công tác và các bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ vướng mắc do đâu, nếu trách nhiệm thuộc Nhà nước, phải tập trung giải quyết, vướng ở bộ phận nào thì bộ phận đó phải vào cuộc.

Trong thời gian tới, Tổ công tác kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý, đôn đốc các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án BĐS.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tín dụng BĐS để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp BĐS. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, dự án BĐS và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng. Trong đó, nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện giải pháp về tái cấu trúc nợ tín dụng liên quan đến các dự án BĐS của doanh nghiệp.

Đối với các địa phương, cần rà soát, nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BĐS trên địa bàn; giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc của các dự án đã được Tổ công tác rà soát. Tích cực, chủ động tổ chức các cuộc họp, làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án, nhất là các dự án lớn để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của dự án để kịp thời tháo gỡ ngay các vấn đề thuộc thẩm quyền liên quan đến các thủ tục về đất đai, đầu tư, quy hoạch, nhà ở.

Các doanh nghiệp cần chủ động rà soát về thủ tục pháp lý, nêu cụ thể các khó khăn, vướng mắc của từng dự án để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo đúng chức năng, thẩm quyền.

Tái cấu trúc, cơ cấu lại danh mục dự án, sản phẩm để đảm bảo phù hợp với khả năng triển khai thực hiện của doanh nghiệp và điều kiện thực tế của thị trường. Điều chỉnh lại phân khúc, giá BĐS phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, tạo dòng vốn để duy trì hoạt động và thực hiện dự án.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thị trường bất động sản đang 'ấm' lại

Thanh Vân |

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ bất động sản (BĐS) số 1 Việt Nam), nhu cầu tìm kiếm BĐS toàn quốc trong tháng đầu năm 2024 tăng 66% so với cùng kỳ 2023, lượng tin đăng bán BĐS cũng tăng 52%... Điều này cho thấy những dấu hiệu tích cực của thị trường BĐS đang "ấm" lại.

Hơn 24.000 sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đang “bơ vơ”

PV |

Từ năm 2020 đến nay, có hơn 44.000 sản phẩm nghỉ dưỡng được cung cấp ra thị trường, nhưng có tới hơn 24.000 sản phẩm “bơ vơ”, đã bàn giao nhưng chưa được đưa vào vận hành, theo khảo sát của BHS Group.

Đánh thuế để chống đầu cơ bất động sản

PV |

Về đề chống đầu cơ bất động sản được nhiều ý kiến của doanh nghiệp, nhà quản lý đề cập tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Ngành bất động sản có thể phục hồi từ giữa năm 2024

Hiền Minh |

Thị trường bất động sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi nền kinh tế và mô hình phát triển. Dù thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển là rất lớn.