Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án trọng điểm

Anh Quân |

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, thời gian qua Quảng Trị đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư các dự án trọng điểm, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Tuy vậy, quá trình triển khai, không ít dự án gặp khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ. Thực tế này cần sự vào cuộc tích cực hơn của các cấp, các ngành để tháo gỡ.

Từ tháng 10/2020 đến tháng 10/2021, có 20 dự án trọng điểm đầu tư trên địa bàn tỉnh được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 85.760 tỉ đồng, trong đó lĩnh vực năng lượng tái tạo có 15 dự án với tổng mức đầu tư trên 76.619 tỉ đồng. Có nhiều dự án có mức đầu tư lớn từ 1.500 - 2.000 tỉ đồng như các nhà máy điện gió Tài Tâm, Amaccao Quảng Trị 1, Hoàng Hải, LIG - Hướng Hóa 1, LIG - Hướng Hóa 2, Tân Hợp, Hải Anh, Quảng Trị TNC 1; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú trên 4.533,6 tỉ đồng; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá 925 tỉ đồng; Khu Công nghiệp Quảng Trị trên 2.000 tỉ đồng…

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ( thứ năm, phải sang) kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng điện gió ở huyện Hướng Hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ( thứ năm, phải sang) kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng điện gió ở huyện Hướng Hóa.

Đặc biệt, có “siêu dự án” như Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư gần 54.000 tỉ đồng. Cũng trong thời gian này, có 12 dự án trọng điểm đang thực hiện các thủ tục trình chấp thuận chủ trương đầu tư như các khu đô thị Thuận Châu, Hawee Park Land (thành phố Đông Hà); Nhà máy Kính siêu mỏng chất lượng cao CFG; Khu dịch vụ thương mại và sản xuất Thống Nhất Hải Lăng; Nhà máy Levergne Quảng Trị…

Trong 20 dự án trọng điểm đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, bên cạnh các dự án triển khai thuận lợi, đúng tiến độ, có khá nhiều dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, thời gian gần đây, nhiều luật, nghị định, đặc biệt là Luật Đầu tư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (quy định áp dụng điều chỉnh các dự án đầu tư ngoài ngân sách) còn một số nội dung chưa rõ ràng. Điều này dẫn đến khó khăn là có một số dự án thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thuộc đối tượng Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu thầu, đấu giá và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm ngày 8/2/2021, tuy nhiên đến ngày 8/2/2021, các dự án này chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì phải thực hiện đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Nghị định 148/2020/ NĐ - CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (có hiệu lực từ ngày 8/2/2021).

Vì vậy, các nhà đầu tư không thể triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án khi chưa được giao đất, cho thuê đất. Luật Đầu tư năm 2020 quy định việc thẩm định cấp phép đầu tư dự án trên cơ sở đánh giá phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị… Tuy nhiên, các quy hoạch hiện nay đang trong giai đoạn nghiên cứu và xây dựng nên chưa có cơ sở để thẩm định; công tác quy hoạch chưa đảm bảo nên phải tham mưu điều chỉnh, bổ sung theo từng dự án khiến công tác hỗ trợ đầu tư còn lúng túng, môi trường đầu tư chậm được cải thiện.

Có dự án nhà đầu tư mất nhiều thời gian, công sức mới triển khai đầu tư trên thực địa do phải giải quyết các thủ tục sau cấp phép đầu tư về môi trường, bổ sung kế hoạch sử dụng đất, cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đấu nối giao thông…liên quan đến nhiều sở, ngành, địa phương. Công tác giải phóng mặt bằng thường gặp rất nhiều khó khăn, thời gian kéo dài. Ảnh hưởng của thiên tai và COVID-19 đã cản trở tiến độ triển khai các dự án. Mặt khác, có nhà đầu tư thiếu quyết tâm, thiện chí trong triển khai dự án, không chấp hành đầy đủ các quy định, thủ tục về đầu tư…

Đối với các dự án trọng điểm đang nghiên cứu, đề xuất chủ trương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thẩm định, phê duyệt do hiện nay tỉnh đang tiến hành lập quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch đô thị có độ phủ thấp, chậm được điều chỉnh; các quy hoạch ngành chưa đầy đủ. Quy định của pháp luật về các lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn đối với các dự án có sử dụng đất; yêu cầu cao hơn về năng lực, kinh nghiệm của đầu tư, do vậy mất nhiều thời gian để các cơ quan chức năng thẩm định, nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục.

Các dự án trọng điểm có vai trò rất quan trọng trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng tiếp tục làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để sớm báo cáo Chính phủ quy định về chuyển tiếp, xử lý lựa chọn hình thức giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm 8/2/2021 để tỉnh có cơ sở triển khai thực hiện; rà soát lại quy hoạch diện tích đất 3 loại rừng để có cơ sở đề xuất sử dụng hợp lý, đúng quy định pháp luật, tạo thuận lợi cho việc triển khai các dự án. Các ngành chức năng, các địa phương tích cực, chủ động hướng dẫn, phối hợp với nhà đầu tư trong hoàn thiện các thủ tục đầu tư; tiến hành rà soát, đánh giá, cân đối quỹ đất dành cho các dự án đầu tư và nhu cầu sinh kế, sinh hoạt của người dân một cách hợp lý; tổ chức khảo sát, quy chủ, áp giá, bồi thường giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư để đảm bảo điều kiện sinh hoạt bình thường cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới; phối hợp với nhà đầu tư xây dựng các phương án nhằm hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai dự án đối với môi trường, các nguồn tài nguyên, sinh kế và sinh hoạt của người dân…

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; rà soát hiện trạng để đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án năng lượng tái tạo hợp lý, khả thi.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Thêm 69 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại

Toàn Thắng |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến hết ngày 31/10 đã có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3298,95 MW đã được công nhận vận hành thương mại (COD).

17 dự án điện gió được công nhận COD, kịp hưởng giá FIT

Lâm Thanh |

Theo thông tin từ Sở Công thương, đến sáng 1/11/2021, tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió với tổng công suất 609,5 MW đáp ứng quy trình vàđược công nhận vận hành thương mại (COD)để hưởng giá ưu đãi cố định (giá FIT) theo quy định của Chính phủ.

Hầu hết các dự án điện gió hoàn thành hồ sơ báo cáo tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

Minh Long |

Thời gian qua, UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành đánh giá công tác bảo vệ môi trường các dự án điện gió trên địa bàn huyện theo nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. 

Tỷ trọng điện gió, điện Mặt Trời của Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực

Nguyễn Minh |

Sản lượng điện Mặt Trời và điện gió của Việt Nam đã tăng từ 4,7TWh năm 2019 lên 9,5TWh vào năm 2020, tương đương với mức tăng 1,98% trong tổng sản lượng điện - cao hơn so với Malaysia, Indonesia.