Thị xã Quảng Trị: Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Ngọc Trang |

Xác định phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, thời gian qua, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị tập trung chỉ đạo và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học.

Các cơ sở giáo dục trên địa bàn không ngừng nỗ lực, tập trung đổi mới công tác quản lý, siết chặt kỷ cương, nền nếp học đường, huy động các nguồn xã hội hóa...nâng cao chất lượng dạy và học. Nhờ vậy, công tác giáo dục và đào tạo ở thị xã đạt nhiều kết quả đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

Các giải pháp thực hiện công tác giáo dục và đào tạo thị xã tập trung như: rà soát quy hoạch và sắp xếp lại quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; duy trì ổn định mạng lưới trường, lớp hiện có (15 trường học, trong đó có 8 trường mầm non (công lập 5, tư thục 3), 2 trường tiểu học, 4 trường TH&THCS, 1 trường THCS). Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Chỉ đạo các trường xây dựng có hiệu quả môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và bình đẳng, xây dựng các mô hình câu lạc bộ, tổ chức hội thi, hội diễn, hoạt động ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhiều trường học trên địa bàn thị xã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học - Ảnh: N.T
Nhiều trường học trên địa bàn thị xã chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học - Ảnh: N.T
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. 

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.  Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo xây dựng và triển khai thực hiện chủ đề năm học phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, tạo không khí thi đua sôi nổi và lan tỏa tích cực trong toàn ngành; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện; phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn.

Tiến hành đúng quy định công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng chuẩn quốc gia. Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo...

Nhờ tích cực triển khai nhiều giải pháp, giáo dục và đào tạo ở thị xã có sự đổi mới, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Riêng trong năm học 2022-2023, thị xã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại với tổng kinh phí thực hiện 3,6 tỉ. Các trường học cũng đã tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chuẩn hóa, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đến nay, có 100% phòng học các lớp 1, lớp 2 và lớp 6 đã được trang bị ti vi kết nối internet đảm bảo việc tổ chức hoạt động dạy học đạt hiệu quả. Công tác huy động học sinh đến trường, duy trì kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ và các hoạt động xây dựng xã hội học tập đạt kết quả đáng khích lệ. Bậc mầm non huy động trẻ đến trường đạt 93,7%, gồm 64 nhóm lớp. Cấp tiểu học có 2.618 em/78 lớp, huy động học sinh vào lớp 1 đạt 100%.

Học sinh giỏi văn hóa đoạt 58/79 giải cấp tỉnh (2 giải Nhất, 9 giải Nhì, 23 giải Ba, 23 giải Khuyến khích), đạt 73,4% (cao nhất về tỉ lệ học sinh đoạt giải); 2 giải Ba cấp tỉnh cuộc thi Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

Toàn ngành hiện có 11/12 (91,67%) trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 3 trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2. Duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 3; xóa mù chữ mức độ 2; phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 3; 5/5 phường, xã được công nhận đạt phổ cập giáo dục bậc trung học.

Các trường chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tích cực sử dụng tài liệu sách điện tử, học liệu điện tử, bài giảng điện tử để khai thác phục vụ cho việc dạy học, góp phần vào việc thực hiện chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức nhiều hoạt động giáo dục tập thể, tạo sân chơi để học sinh trải nghiệm; tham gia tích cực các sân chơi trên internet như: IOE, Trạng Nguyên tiếng Việt; tham gia ngày hội giao lưu an toàn giao thông cấp tỉnh...

Để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, thời gian tới, thị xã tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện các mục tiêu về giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ VII đã đề ra.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong các nhà trường. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, chú trọng chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém dưới 2%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS đạt 100%.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”. Tăng cường công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Thực hiện có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị các trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, ưu tiên đầu tư công trình nhà vệ sinh, quan tâm đối với các trường xây dựng chuẩn quốc gia và các trường có nhiều điểm trường lẻ.

Củng cố và nâng cao kết quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tập trung chỉ đạo phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc trung học vào cuối năm 2023. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng

Tú Linh |

Ngày 25/7, tại Trường Trẻ em khuyết tật (TEKT) tỉnh, Sở GD&ĐT Quảng Trị phối hợp với tổ chức Medipeace giới thiệu Dự án “Tăng cường quyền tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật dựa vào cộng đồng tại miền Trung Việt Nam giai đoạn 2023-2025”. Dự án do Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thông qua Tổ chức Medipeace tài trợ.

Triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

Tuấn Việt |

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 167 trường mầm non, trong đó 147 trường công lập, 20 trường tư thục, 119 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập với khoảng hơn 41.000 cháu đến trường. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nên quy mô mạng lưới trường, lớp được xây dựng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, đặc biệt ở miền núi, vùng khó khăn.

Xu hướng mới về bảo vệ môi trường trong cơ sở giáo dục

PV |

Đó là chủ đề buổi tọa đàm do Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức ngày 12/7. Buổi tọa đàm có sự tham dự và phát biểu giao lưu của Chủ tịch Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới Jack Sim.

Vĩnh Linh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục

Nguyên Đồng |

Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lý, hoạt động dạy và học là một trong những nhiệm vụ quan trọng được huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh triển khai tại các cơ sở giáo dục nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).