Tiết lộ quá trình tiến hóa trong 100.000 năm của cây lúa

Kim Chi |

Ngày 24/5, nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ lịch sử tiến hóa liên tục của cây lúa trong 100.000 năm, từ một loài cây dại đến được thuần hóa thành giống lúa trồng ngày nay.

Theo nghiên cứu, việc trồng trọt và thuần hóa lúa gạo - nguồn lương thực chính của hàng tỷ người trên thế giới, có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền văn minh Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Lyu Houyuan, Viện Địa chất và Địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc dẫn đầu, đã nghiên cứu có hệ thống về phytolith - cấu trúc oxide silic hình thành trong các loài thực vật siêu tích lũy silic, trong cây lúa dại và lúa thuần hóa, cũng như trong đất.

Một cánh đồng lúa mì ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Một cánh đồng lúa mì ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Nghiên cứu phát hiện ra rằng sự gia tăng về số lượng vảy cá trên phytolith dạng bong bóng (bulliform) có tương quan với đặc tính của quá trình thuần hóa. Dựa trên những phát hiện này, họ đã phát triển một tiêu chuẩn để phân biệt lúa dại với lúa thuần hóa. Theo đó, lúa dại đã phổ biến ở vùng hạ lưu sông Dương Tử (sông Trường Giang) khoảng 100.000 năm trước, đặt nền móng cho việc sử dụng và thuần hóa lúa sau này.

Khoảng 24.000 năm trước, trùng với thời điểm bắt đầu Kỷ băng hà cuối cùng, tổ tiên loài người bắt đầu thu thập và sử dụng lúa dại. Sự thích nghi này cho phép họ tìm kiếm nguồn thực phẩm mới trong bối cảnh khí hậu lạnh giá. Con người bắt đầu trồng lúa khoảng 13.000 năm trước và mật độ gia tăng nhanh chóng khoảng 11.000 năm trước. 

Một trong những tác giả của nghiên cứu, Giáo sư Zhang Jianping từ Viện Địa chất và Địa vật lý Trung Quốc cho biết nghiên cứu phát hiện sự khởi đầu của ngành nông nghiệp lúa gạo ở Đông Á và nông nghiệp lúa mì ở Tây Nam Á diễn ra đồng thời, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người và giúp hiểu sâu hơn về nguồn gốc toàn cầu của nông nghiệp. Quá trình phát triển của cây lúa trong 100.000 năm, mà đỉnh cao là quá trình thuần hóa cho thấy mối tương quan phức tạp giữa cây lúa, khí hậu, tập quán của con người và quá trình tiến hóa văn hóa.

Những phát hiện được công bố trên tạp chí Science đã làm sáng tỏ quá trình tiến hóa giữa con người và lúa gạo, sự phát triển của xã hội loài người và nguồn gốc của nền văn minh nông nghiệp.

 (Nguồn: TTXVN)

Cán bộ, chiến sỹ Biên phòng gặt lúa cùng dân bản

Trần Hà |

Lúa chín trên đồng, nhưng không ít hộ dân ở bản làng biên giới tỉnh Quảng Trị neo người, chưa gặt được. Thấy thời tiết bất lợi, có thể gây thiệt hại nên cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập (Hướng Hóa, Quảng Trị) đã đến hỗ trợ, gặt lúa giúp.

Mưa lớn làm nhiều diện tích lúa bị đổ ngã

Lê An |

Ngày 3/5, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Bùi Phước Trang thông tin, vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy được gần 26.000 ha lúa, tính đến ngày 3/5 đã thu hoạch được gần 24.500 ha, đạt tỉ lệ 95%. Do ảnh hưởng của mưa lớn chiều tối ngày 2/5 và sáng ngày 3/5 đã làm đổ ngã, ngập úng nhiều diện tích lúa chưa thu hoạch.

Khẩn trương thu hoạch lúa vụ đông xuân

Lê An |

Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy được gần 26.000 ha lúa. Nhờ thời tiết ấm hơn mọi năm nên cây lúa phát triển thuận lợi và rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 5 - 7 ngày. Thời điểm này nông dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật thu hoạch lúa với niềm vui được mùa, được giá.

Phát triển lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên còn nhiều vướng mắc

Tây Long |

Nhận thấy những tín hiệu khả quan, thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đã và đang bắt tay trồng, phát triển diện tích lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên. Tuy nhiên, nỗ lực ấy đang bị trì níu bởi những khó khăn, vướng mắc, cần sớm được tháo gỡ.