Triệu Phong: 7/15 xã chưa có sản phẩm OCOP

Thanh Hằng |

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), hiện nay trên địa bàn huyện có 29 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao và 23 sản phẩm đạt 3 sao, chưa có sản phẩm bị thu hồi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn 7/15 xã chưa có sản phẩm OCOP gồm Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Giang, Triệu Trạch, Triệu Long, Triệu Trung và Triệu Phước.

Theo đánh giá của ngành chức năng, nguyên nhân do việc triển khai thực hiện chương trình chưa đồng đều giữa các địa phương, một số xã tập trung nhiều sản phẩm, nhiều chủ thể với bộ sản phẩm phong phú và đa dạng.

Bên cạnh đó, một số địa phương chưa quyết liệt chỉ đạo để triển khai thực hiện nên chưa có sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Nhiều sản phẩm đã được công nhận hiện nay có xu hướng không thể duy trì sản xuất và có nguy cơ phải thu hồi giấy chứng nhận do không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường về giá cả, chất lượng, mẫu mã.

Khâu lựa chọn nguyên liệu là công đoạn quan trọng trong sản xuất Bột dinh dưỡng mầm ngũ cốc rau củ của Công ty TNHH SXTM Thực phẩm Thiện Bảo (xã Triệu Cơ), sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao năm 2024 - Ảnh: Thanh Hằng
Khâu lựa chọn nguyên liệu là công đoạn quan trọng trong sản xuất Bột dinh dưỡng mầm ngũ cốc rau củ của Công ty TNHH SXTM Thực phẩm Thiện Bảo (xã Triệu Cơ), sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao năm 2024 - Ảnh: Thanh Hằng
Để khắc phục tình trạng trên, trong năm 2025, huyện Triệu Phong đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về nội dung chương trình, chu trình OCOP thường niên. Đặc biệt đối với các xã chưa có sản phẩm OCOP, cần tăng cường vận động triển khai thực hiện để mỗi xã có ít nhất một sản phẩm OCOP đặc trưng; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình OCOP tại các địa phương.

Đồng thời ưu tiên lựa chọn các sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh về vùng nguyên liệu, tài nguyên bản địa của địa phương, các sản phẩm chế biến, sản phẩm truyền thống, làng nghề và khuyến khích xây dựng, phát triển các ý tưởng sản phẩm mới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Khai thác lợi thế vùng nguyên liệu thủy sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Mai Lâm |

Quảng Trị là địa phương có nhiều lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong số 172 sản phẩm OCOP được công nhận tính đến tháng 1/2025, toàn tỉnh chỉ có 7 sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản. Đây là con số quá nhỏ so với tiềm năng, thế mạnh về kinh tế thủy sản của tỉnh.

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Lê An |

Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn. Những sản phẩm đặc trưng như gạo hữu cơ, nước mắm truyền thống hay bánh lọc đặc sản không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa và lan tỏa thương hiệu địa phương.

Sản phẩm OCOP kể chuyện

Lê An |

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình vươn ra “biển lớn”.

Quảng Trị có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

Lê An |

Ngày 16/1, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị Hoàng Minh Trí cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm trung ương năm 2024. Theo đó, tỉnh Quảng Trị có 2 sản phẩm được hội đồng xếp hạng OCOP 5 sao gồm: Sản phẩm Khe Sanh Coffee (100% Arabica dạng bột) của Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa và sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ.