Quảng Trị có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

Lê An |

Ngày 16/1, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị Hoàng Minh Trí cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm trung ương năm 2024. Theo đó, tỉnh Quảng Trị có 2 sản phẩm được hội đồng xếp hạng OCOP 5 sao gồm: Sản phẩm Khe Sanh Coffee (100% Arabica dạng bột) của Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa và sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ.

Đây là 2 sản phẩm được hội đồng đánh giá có chất lượng cao, bao bì, mẫu mã đẹp; gắn với chỉ dẫn nguồn gốc địa lý, khai thác được tiềm năng, thế mạnh, các giá trị văn hóa của địa phương. Đáp ứng được các điều kiện bắt buộc của Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm Khe Sanh Coffee của Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân được chứng nhận OCOP 5 sao - Ảnh: L.A
Các sản phẩm Khe Sanh Coffee của Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân được chứng nhận OCOP 5 sao - Ảnh: L.A

Theo ông Trí, các sản phẩm OCOP 5 sao được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia; được sử dụng biểu trưng và tem OCOP quốc gia trên bao bì, nhãn mác và các tài liệu giới thiệu, quảng bá về sản phẩm theo quy định.

Được ưu tiên hỗ trợ hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại, sử dụng làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động ngoại giao và các sự kiện của địa phương. Các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP cấp quốc gia có trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo đúng Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; tiếp tục nâng cao chất lượng, hình ảnh sản phẩm trên thị trường. Kết quả đánh giá, phân hạng có giá trị 36 tháng kể từ ngày công nhận.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP

Lê An |

Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ tài khoản đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; điều chỉnh chủ tài khoản đầu tư Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; dự thảo nghị quyết quyết định của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông tin đồng ý về việc nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Triệu Phong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu

Tuấn Quang |

Nhằm thực hiện tốt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), năm 2024, UBND huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chọn chủ đề “Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng, chủ lực của địa phương”. Mục tiêu của chủ đề này nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 919 ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 180 ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh, qua đó khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương.

Vĩnh Linh xây dựng vùng nguyên liệu cho các sản phẩm OCOP

Mỹ Hằng |

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của địa phương, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP

Lê An |

Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng và người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm quảng bá, thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm.