sản phẩm OCOP

Triệu Phong: 7/15 xã chưa có sản phẩm OCOP

Thanh Hằng |

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP), hiện nay trên địa bàn huyện có 29 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao và 23 sản phẩm đạt 3 sao, chưa có sản phẩm bị thu hồi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn 7/15 xã chưa có sản phẩm OCOP gồm Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Giang, Triệu Trạch, Triệu Long, Triệu Trung và Triệu Phước.

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Lê An |

Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn. Những sản phẩm đặc trưng như gạo hữu cơ, nước mắm truyền thống hay bánh lọc đặc sản không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần gìn giữ giá trị văn hóa và lan tỏa thương hiệu địa phương.

Sản phẩm OCOP kể chuyện

Lê An |

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình vươn ra “biển lớn”.

Quảng Trị có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

Lê An |

Ngày 16/1, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị Hoàng Minh Trí cho biết, Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm trung ương năm 2024. Theo đó, tỉnh Quảng Trị có 2 sản phẩm được hội đồng xếp hạng OCOP 5 sao gồm: Sản phẩm Khe Sanh Coffee (100% Arabica dạng bột) của Hợp tác xã Nông sản Khe Sanh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa và sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ.

Đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở Hướng Hóa

Thanh Hải |

Huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2019, đến nay toàn huyện có 18 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 13 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao; 5 sản phẩm được công nhân đạt 4 sao; 1 sản phẩm cà phê đã hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng trung ương đánh giá phân hạng 5 sao vào cuối năm 2024.

Phát huy vai trò của hợp tác xã trong xây dựng sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Cùng với việc củng cố, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo động lực phát triển.

Để người Việt tin dùng hàng Việt

Thanh Lê |

15 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa, đi vào chiều sâu. Từ CVĐ, người dân đã tin dùng hàng Việt nhiều hơn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. Hơn thế, CVĐ còn khơi gợi lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mỗi người tiêu dùng.

Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP từ cây dược liệu

Bảo Bình |

Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh về cây dược liệu, thời gian qua, tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển dược liệu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách hỗ trợ để phát triển sản phẩm OCOP từ những loại cây này.

Hướng Hóa quan tâm xây dựng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP

Ngọc Trang |

Là địa phương miền núi có nền nông nghiệp phát triển khá bền vững, có nhiều loại nông sản đặc trưng, trong những năm qua, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp sát thực nhằm không ngừng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, hướng tới xây dựng sản phẩm mang thương hiệu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được xác định là điểm nhấn để triển khai thực hiện mục tiêu này, đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Nỗ lực khởi nghiệp thành công

Thanh Lê |

Bắt tay vào khởi nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vượt lên tất cả, các chị đã phát huy tính cần cù, chịu khó, tích cực lao động sản xuất đạt kết quả xuất sắc để khởi nghiệp thành công.

Nông dân xã Vĩnh Thủy nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Hoài Nhung |

Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng và quảng bá thương hiệu là mục tiêu quan trọng mà nông dân xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) hướng tới và quyết tâm thực hiện hiệu quả. Trên thực tế, đã có nhiều mô hình nông nghiệp mới, có quy mô lớn được hình thành và phát triển ở xã Vĩnh Thủy, tạo nên nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn sử dụng, mang đến nguồn thu nhập cao cho người dân.

Cam Lộ: Hội chợ quê không dùng tiền mặt

Trúc Phương |

Ngày 28/2, tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Cam Thủy tổ chức Hội chợ quê năm 2024. Hoạt động này nhanh chóng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân trên địa bàn. Đặc biệt tại hội chợ, người dân ưu tiên không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa.

Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông

Hải An |

Đến bây giờ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã được đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều trồng trọt, chăn nuôi từ thuở lập bản, lập làng, từng là sản vật đặc sắc của địa phương như giống chuối lùn, lúa nếp than, giống lợn Vân Pa... đã được huyện Đakrông (Quảng Trị) lựa chọn để nhân rộng, phát triển thành sản phẩm OCOP chủ lực đến năm 2025.

Cam Lộ: Khai trương quầy hàng OCOP, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị

Anh Vũ |

Ngày 10/1, huyện Cam Lộ khai trương quầy hàng OCOP, sản phẩm sạch, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị và đặc sản vùng miền tại chợ trung tâm huyện.

Cần tạo giá trị khác biệt từ các sản phẩm OCOP

Hải Đăng |

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nền nông nghiệp Quảng Trị đã có nhiều thay đổi đáng tự hào, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Tăng cường các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (Chương trình OCOP) với sự vào cuộc của các cấp, các ngành đến các chủ thể đã tạo ra những sản phẩm OCOP cho năng suất cao và chất lượng tốt. 

Tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Lê An |

Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là cách nhanh nhất đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng ở trong nước và nước ngoài, thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tích cực đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Lần đầu tiên Lễ hội cá tôm Sông Đà được tổ chức

PV |

Ngày 19/10, Ban Tổ chức Lễ hội cá tôm Sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất, Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2023 tổ chức họp báo.

Xây dựng sản phẩm OCOP từ nguyên liệu bản địa

Thu Hạ |

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP và tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) là hoạt động được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Quảng Trị chú trọng thực hiện trong thời gian qua. 

Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư thiết bị, hiện đại hóa sản xuất sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách hỗ trợ các chủ thể đầu tư máy móc, thiết bị, hiện đại hóa sản xuất sản phẩm OCOP. 

Triệu Phong chú trọng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ

PV |

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian qua, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp và xây dựng kế hoạch định hướng dài lâu để cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng, chuyển đổi hình thức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Cam Lộ

Thanh Hải |

Để phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thời gian qua, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát huy mạnh mẽ vai trò tổ chức sản xuất và liên doanh, liên kết của các hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp trong chế biến - tiêu thụ sản phẩm.

Chú trọng quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Thanh Trúc |

Hiện nay, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước. Sản phẩm OCOP được gắn biểu trưng chương trình OCOP (logo OCOP) đã khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, từng bước được người dân tín nhiệm, lựa chọn tiêu dùng.

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Lê An |

Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các cá nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã tạo được sự lan tỏa rộng khắp, tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn