Đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” ở Hướng Hóa

Thanh Hải |

Huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từ năm 2019, đến nay toàn huyện có 18 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 13 sản phẩm được công nhận đạt 3 sao; 5 sản phẩm được công nhân đạt 4 sao; 1 sản phẩm cà phê đã hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng trung ương đánh giá phân hạng 5 sao vào cuối năm 2024.

Thông qua việc phát triển sản phẩm OCOP, các chủ thể từng bước chuyển đổi từ quy mô sản xuất nhỏ, manh mún sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Xác định chương trình OCOP là một trong những nội dung trọng tâm nhằm phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, huyện Hướng Hóa tập trung phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Theo đó, huyện chú trọng chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo chất lượng.

Lồng ghép các chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi chủ lực (Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh) và chính sách của huyện hỗ trợ chuyển đổi, cải tạo cây trồng kém hiệu quả (Nghị quyết 13/ NQ-HĐND của HĐND huyện) để hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu sản phẩm cà phê đảm bảo chất lượng làm cơ sở phát triển mạnh sản phẩm cà phê mang thương hiệu cà phê Khe Sanh vươn tầm khu vực và thế giới.

Các chuyên gia về cà phê thử nếm và góp ý, hỗ trợ nâng cao chất lượng thương hiệu cà phê Khe Sanh, huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.H
Các chuyên gia về cà phê thử nếm và góp ý, hỗ trợ nâng cao chất lượng thương hiệu cà phê Khe Sanh, huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.H
Quy hoạch vùng nguyên liệu chuối mật mốc, xây dựng và quản lý tốt các mã số vùng trồng, áp dụng quy trình sản xuất ổn định diện tích, năng suất. Định hướng giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý, xây dựng chứng nhận FSC và các quy chế quản lý, khai thác (măng, nứa) để đảm bảo nguồn lợi khai thác bền vững...

Hằng năm, huyện ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP, xác định mục tiêu thực hiện cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các ngành chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các ngành có liên quan cấp tỉnh lựa chọn, định hướng, tư vấn, hỗ trợ cho chủ thể hoàn thiện sản phẩm theo hướng ưu tiên hỗ trợ sản phẩm từ nông sản đặc trưng địa phương như cà phê thương hiệu Khe Sanh, chuối mật mốc, măng vùng núi.

Chú trọng các sản phẩm qua chế biến để gia tăng giá trị sản xuất và tạo ra các sản phẩm OCOP gắn với đặc trưng của địa phương. Trong đó, đặc biệt quan tâm hoàn thiện các sản phẩm từ cà phê, như cà phê bột, cà phê hạt rang, cà phê phin giấy, trà cà phê; các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu chuối mật mốc, như chuối sấy, rượu chuối mật mốc men lá; các sản phẩm từ nguồn lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng cộng đồng quản lý như măng sấy khô, măng tươi thanh trùng, măng khô nấu ngay, măng khô chế biến sẵn.

Cùng với việc tìm kiếm, lựa chọn và hỗ trợ chủ thể hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, huyện Hướng Hóa đã phối hợp với các ngành cấp tỉnh thường xuyên quan tâm hỗ trợ các chủ thể tiếp tục cải tiến trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết kế mẫu mã sản phẩm, nhất là tạo điều kiện hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các đợt giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại.

Khuyến khích các chủ thể có sản phẩm OCOP cải tiến các khâu trong sản xuất để nâng cao chất lượng, đầu tư đổi mới mẫu mã sản phẩm. Đến nay, huyện Hướng Hóa đã phối hợp với các ngành cấp tỉnh hỗ trợ máy sấy, máy rang cà phê, máy bắn màu cà phê; hỗ trợ kinh phí tiêu chuẩn hóa sản phẩm chứng nhận ISO, HACCP, VietGAP cho vùng nguyên liệu, tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, hỗ trợ trực tiếp cho chủ thể từ 30 - 99 triệu đồng hoàn thiện bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giới thiệu và hỗ trợ một phần kinh phí để các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm trong huyện, trong tỉnh và các tỉnh trong cả nước.

Song song với phát triển chất lượng sản phẩm, huyện Hướng Hóa định hướng thúc đẩy chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch, thông qua việc vận động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch xây dựng các điểm trưng bày sản phẩm OCOP và ưu tiên sử dụng sản phẩm OCOP làm quà tặng để giới thiệu đến du khách sản phẩm đặc trưng của huyện.

Có thể khẳng định, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, khai thác hiệu quả thế mạnh nông sản chủ lực của huyện miền núi Hướng Hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại nông nghiệp hợp lý gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả tích cực của chương trình OCOP mang lại tạo sức bật cho phát triển kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ nông sản địa phương tiếp cận thị trường, việc phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Hướng Hóa thời gian qua còn nhiều hạn chế. Mặc dù số lượng sản phẩm OCOP phát triển nhanh, song chất lượng chưa cao, hầu hết chỉ đạt ở mức 3 sao, sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về sản lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối.

Để chương trình OCOP trở thành động lực thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế của địa phương, thời gian tới huyện Hướng Hóa tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP từ các sản phẩm có sẵn gắn với vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Tập trung đồng hành, hỗ trợ cho các chủ thể để xây dựng sản phẩm OCOP qua chế biến, đa dạng loại hình sản phẩm, mẫu mã, ưu tiên chất lượng sản phẩm đạt 4 sao trở lên.

Lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh, của huyện về hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi chủ lực, có lợi thế so sánh của địa phương. Từ đó xây dựng vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo chất lượng, phát triển mạnh các sản phẩm OCOP nhằm tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Chương trình OCOP góp phần đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thục Quyên |

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) từng bước khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Trưng bày 200 mặt hàng sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị

Lệ Như |

Chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024- 2029, trong 2 ngày 8-9/8, tại Nhà khách Tỉnh ủy Quảng Trị, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị– Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh tổ chức gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh. 

Tập trung hỗ trợ sản phẩm tham gia chương trình OCOP

Thanh Trúc |

Vừa qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng các ý tưởng sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2024 theo bộ tiêu chí được quy định tại Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023. Việc tiến hành đánh giá hiện trạng, lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể các bước hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ sản phẩm theo quy định nhằm hỗ trợ cơ quan thường trực chương trình OCOP cấp huyện lựa chọn các ý tưởng sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2024.

Đẩy mạnh chương trình OCOP tại các huyện miền núi

Lê An |

Qua hơn 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã khơi dậy và phát huy thế mạnh của các địa phương khu vực miền núi, góp phần quan trọng vào thay đổi tư duy sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực phát triển các sản phẩm đặc trưng, độc đáo theo hướng chuyên sâu.