Xây dựng vườn mẫu nông thôn mới ở Cam Lộ

Hoài Nhung |

Những năm qua, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tập trung thực hiện xây dựng vườn mẫu nông thôn mới (NTM) đạt được nhiều kết quả nổi bật trên nhiều phương diện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của mỗi người dân về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn theo hướng kinh tế thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời thực hiện tốt việc chỉnh trang nhà ở, bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng vào xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu ở mỗi địa phương.

Việc phát triển kinh tế vườn trên cơ sở cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu NTM luôn được huyện Cam Lộ đặc biệt quan tâm. Trên cơ sở đó, năm 2017, UBND huyện Cam Lộ đã ban hành bộ tiêu chí xây dựng vườn mẫu nông thôn mới áp dụng trên địa bàn huyện, với các tiêu chí rất cụ thể, phù hợp với thực tiễn địa phương.

Cam Lộ thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế vườn theo hướng kinh tế thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho gia đình. Ảnh: MĐ
Cam Lộ thực hiện hiệu quả phát triển kinh tế vườn theo hướng kinh tế thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao thu nhập cho gia đình. Ảnh: MĐ

Trong quá trình thực hiện xây dựng vườn mẫu NTM, huyện Cam Lộ đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về thực hiện các tiêu chí xây dựng vườn mẫu NTM, vận động người dân có điều kiện về đất đai, nhân lực, vật lực cải tạo lại vườn tạp theo hướng sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập; tích cực hỗ trợ người dân về nguồn vốn, khoa học công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi… để người dân có điều kiện thuận lợi khai thác hiệu quả lợi thế về đất vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hàng hóa; nâng cao đời sống từ kinh tế vườn kiểu mẫu NTM.

Xây dựng vườn mẫu NTM là một trong những cách làm sáng tạo trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới. Mặc dù mới triển khai thực hiện nhưng phong trào xây dựng vườn mẫu NTM đã phát triển sâu rộng trong toàn huyện, tạo sự thay đổi từ nhận thức đến hành động của người dân trong việc phát triển kinh tế vườn kiểu mẫu NTM, chỉnh trang nhà ở, xây dựng hàng rào xanh, bảo vệ môi trường. Thực hiện xây dựng vườn mẫu từ năm 2017-2019, toàn huyện đã xây dựng 173 vườn mẫu, trong đó khoảng 50 vườn mẫu đạt chuẩn về quy hoạch, diện tích, thu nhập… được gắn biển. Có thể nói, kết quả đạt được nổi bật trong xây dựng vườn mẫu NTM chính là người dân đã chú trọng vào phát triển kinh tế vườn, sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao thay cho các loại cây trồng kém hiệu quả; chú trọng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, có liên kết trong tiêu thụ sản phẩm; sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn… Chính sự hiệu quả trong phát triển kinh tế vườn kiểu mẫu so với vườn tạp trước đây đã từng bước nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.

Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN xã Cam Hiếu Trần Thanh Hoài cho biết: Hiện nay toàn xã Cam Hiếu đã cải tạo 34 vườn tạp; đăng ký xây dựng 11 vườn mẫu, trong đó có 2 vườn mẫu được công nhận, cắm biển vườn mẫu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong xây dựng vườn mẫu NTM, xã đã tổ chức cho các hộ dân đi tham quan các mô hình trồng cây ăn quả trong, ngoài huyện cũng như tập huấn cải tạo vườn tạp; tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp. Nổi bật là từ năm 2018, được tỉnh hỗ trợ nguồn kinh phí không lãi suất 500 triệu đồng, xã Cam Hiếu đã chọn hỗ trợ 17 hộ gia đình thực hiện cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, trong đó có 2 hộ được hỗ trợ thực hiện mô hình trồng rau sạch và 15 hộ trồng cây ăn quả. Xã Cam Hiếu cũng tích cực hỗ trợ người dân về giống, cử cán bộ nông nghiệp về hướng dẫn cho người dân cải tạo vườn tạp, đồng thời chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp để tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông sản cho người dân. Bên cạnh đó, xã cũng chủ động xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương; đưa các sản phẩm nông sản từ các vườn mẫu NTM đi tham dự các hội chợ triển lãm trong huyện để giới thiệu sản phẩm nông sản nổi bật của địa phương. Đặc biệt là sự chủ động của người dân trong việc cải tạo vườn tạp bằng cách đầu tư trồng các giống cây trồng mới như bưởi da xanh, ổi, cam, rau sạch các loại…, từ đó hình thành nên các vườn mẫu mang lại thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Sanh, thôn Định Xá, xã Cam Hiếu, cho hay trước đây, khi chưa cải tạo vườn tạp, mảnh vườn chỉ trồng vài loại cây phục vụ nhu cầu của gia đình. Vì thế, ông không đầu tư công sức chăm sóc, không đưa giống cây trồng mới vào trồng tại vườn nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Với sự hỗ trợ của huyện, địa phương, gia đình ông đã đầu tư vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới như bưởi da xanh, mít thái, chuối sáp, ổi, cam… trên diện tích 2.000 m2 . Hiện nay, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông mang lại hiệu quả kinh tế cao, với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam

Đỗ Hương |

Thị trường sầu riêng tại Australia trị giá hàng triệu USD và Thương vụ Việt Nam tại Australia đã có nhiều chương trình để phát triển thương hiệu sầu riêng tại thị trường này.

Phát triển cây dược liệu trở thành sản phẩm đặc trưng của Cam Lộ

Thanh Hải |

Trong những năm qua, huyện Cam Lộ đã tìm kiếm, chuyển đổi thành công mô hình phát triển cây dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, khi nhiều sản phẩm cao dược liệu của huyện Cam Lộ được thị trường tiêu dùng ưa chuộng và biết đến, thì định hướng đẩy mạnh phát triển cây dược liệu trở thành sản phẩm đặc trưng, riêng biệt của địa phương, mở ra hướng đi đột phá phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Cam Chính đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

NTH |

Ngày 17/7, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019.

Làm giàu từ nuôi tôm thẻ chân trắng

Hà Trang |

Với ý chí và nghị lực vươn lên, ông Nguyễn Xuân Thiết (sinh năm 1957), ở thôn 6, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.