305 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn được nhận làm “Em nuôi của đoàn”

Quang Hiệp |

Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực xây dựng, duy trì và phát triển tốt mô hình “Em nuôi của đoàn”. Tính đến đầu tháng 2/2024, các cấp bộ đoàn trên địa bàn đã nhận 305 thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn làm “em nuôi”.


Ra đời từ năm 2015, mô hình “Em nuôi của đoàn” được triển khai đầu tiên tại các xã thuộc huyện Vĩnh Linh. Nhận thấy nhiều trẻ em trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn, cần được quan tâm, hỗ trợ để duy trì việc học, cán bộ đoàn địa phương đã đưa ra ý tưởng, xây dựng, triển khai mô hình này.

Từ tín hiệu đáng mừng mà mô hình mang lại, đoàn thanh niên các địa phương khác đã học tập cách làm, dần đưa chương trình trở thành hoạt động chung của tuổi trẻ Quảng Trị. Những năm gần đây, mô hình “Em nuôi của đoàn” phát triển mạnh, thiết thực hỗ trợ nhiều em nhỏ mồ côi, không nơi nương tựa; trẻ khuyết tật; bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn...

Cán bộ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh trao kinh phí hỗ trợ “Em nuôi của đoàn” - Ảnh: Q.H
Cán bộ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh trao kinh phí hỗ trợ “Em nuôi của đoàn” - Ảnh: Q.H

Căn cứ vào điều kiện thực tế và hoàn cảnh của “em nuôi”, các cơ sở đoàn quyết định hỗ trợ ngắn hạn hoặc dài hạn. Một số trường hợp được nhận đỡ đầu đến năm 18 tuổi. Kinh phí hỗ trợ hằng tháng cho “em nuôi” từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/trường hợp.

Ngoài hỗ trợ kinh phí một lần hoặc hằng tháng, hằng quý theo cam kết, các cán bộ đoàn còn thường xuyên dành thời gian để thăm hỏi, động viên, tặng quà cho các “em nuôi” vào dịp Tết đến, xuân về, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung thu; tặng sách vở, đồ dùng học tập trước thềm năm học mới; hỗ trợ đột xuất lúc ốm đau, bệnh tật.

Từ sự hỗ trợ tích cực ấy, thời gian qua, 305 “em nuôi của đoàn” đã có cơ hội vươn lên trong học tập, cuộc sống. Những khó khăn, vướng mắc đặt ra đối với các em được phần nào được tháo gỡ. Nhiều em đã vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Đó là kết quả đáng mừng, thôi thúc các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh tiếp tục nhân rộng, phát triển mô hình “Em nuôi của đoàn” trong thời gian tới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nuôi lớn đam mê từ sân bóng quê nhà

Hoài Diễm Chi |

Không qua bất kỳ trường lớp nào, cũng không được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp nhưng anh Lê Phong Phú (sinh năm 1985) ở Khu phố 5, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh (Quảng Trị), vẫn ghi dấu ấn trong sân chơi bóng đá phủi, phong trào trên toàn tỉnh.

Cô giáo tâm huyết với nuôi dạy trẻ vùng cao

Hiếu Giang |

Từng được chọn là vận động viên của Đội tuyển bóng chuyền năng khiếu tỉnh Quảng Trị vào năm 16 tuổi và được công nhận là vận động viên cấp 1 quốc gia khi vừa tròn 18 tuổi, tuy nhiên vì nhiều lý do, cô đã gác lại niềm đam mê và cơ hội thi đấu chuyên nghiệp để trở thành một giáo viên mầm non. 

Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong mùa rét

Lê An |

Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh đã giảm thấp xuống còn 16 - 18 độ C, vùng núi có nơi xuống dưới 14 độ C. Để chủ động phòng, chống đói rét cho gia súc, gia cầm (GSGC), ngành nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi.

Gửi trọn yêu thương từ phong trào nuôi heo đất

Thanh Lê |

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, phong trào “Nuôi heo đất - Trao yêu thương” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị phát động đã góp phần tiếp thêm động lực giúp nhiều công nhân, viên chức lao động (CNVCLĐ) có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn nỗ lực vươn lên, ổn định cuộc sống.