Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Tránh ngộ nhận về thuốc kháng virus khi điều trị COVID-19

Trương Hữu Khánh |

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, không phải thuốc kháng virus nào cũng điều trị được bệnh Covid-19.

Hiện nay, trên mạng bàn về nhiều thuốc kháng virus và người ta ngộ nhận rằng chúng có thể trị được SARS-CoV-2. Ví dụ, có người mua Tenofovir, chỉ dùng cho bệnh viêm gan siêu vi B hay HIV, thì không thể dùng được cho bệnh Covid-19.

Đặc tính của thuốc kháng virus không phải như kháng sinh. Nó rất "kén", một thuốc hiếm khi nào sử dụng được cho hai bệnh. Cho nên, không có chuyện đem thuốc kháng virus của bệnh khác dùng đại cho bệnh nhân Covid-19 được.

 

Tên của các thuốc kháng virus nghe "từa tựa" nhau vì thường có đuôi -ovir, -avir nhưng thật ra là những thuốc khác nhau, nên đừng có nghe giống nhau mà dùng đại, rất nguy hiểm.

Thuốc kháng virus dành cho bệnh nhân Covid-19 trên thế giới người ta vẫn nghiên cứu rất nhiều loại, nhiều thứ kết luận chưa rõ ràng, nên đừng có nghe nước này, nước kia nghiên cứu cái này, cái nọ mà đi săn tìm. Cái gì có thể chữa được virus SARS-CoV-2 thì khó mà có "hàng xách tay" để mang về cho mình, vì bây giờ nước nào Covid-19 cũng là gánh nặng hết. Vì thế, đừng để bị lừa mà "tiền mất tật mang".

Thuốc kháng virus nào có tiềm năng hỗ trợ điều trị Covid-19 thật thì nhà nước cũng đã cố mua về bằng mọi giá rồi. Bởi lẽ, thuốc kháng virus tuy đắt nhưng so với chi phí điều trị một ca bệnh Covid-19 thì lại rất nhỏ.

Với các F0 nhẹ, không triệu chứng đang cách ly tại nhà thì việc "săn" thuốc kháng virus cũng không cần thiết. Không có triệu chứng thì không cần dùng thuốc gì hết. F0 nhẹ cũng sẽ tự khỏi bệnh nhanh chóng. Mà nhóm không có triệu chứng và nhẹ vẫn chiếm đa số trong bệnh này. Có người uống thuốc kháng virus "tầm bậy" vẫn thấy bệnh hết, cái này không có gì lạ vì không uống thuốc vẫn tự hết được.

Ngoài chuyện tốn tiền, uống sai thuốc kháng virus còn khiến bạn "lãnh đủ" tác dụng phụ của thuốc. Hầu hết thuốc kháng virus đều có tác dụng phụ khá lớn, nhất là khi tự ý dùng kéo dài, sai chỉ định. Ví dụ, đem thuốc kháng virus của bệnh viêm gan siêu vi B tự uống để điều trị Covid-19 thì coi chừng Covid-19 dù không nặng nhưng gan, thận lại "tiêu" vì uống sai thuốc!

Vì vậy, chỉ được dùng những thuốc kháng virus cho bệnh Covid-19 mà cơ quan y tế cung cấp. Việc dùng khi nào, cho đối tượng nào, liều lượng ra sao... cũng phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Đà Nẵng lập thêm 2 chốt xét nghiệm nhanh COVID-19 tại cửa ngõ

PV |

Như vậy đến nay Đà Nẵng có 5 chốt bao gồm chốt C4 (xã Hòa Nhơn), C5 (xã Hòa Phước), C10 (đường Trần Đại Nghĩa) và 2 chốt tại cửa ngõ là C21, C22.

Hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm COVID-19 trực tuyến

PV |

Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia đã đưa vào hoạt động nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến để hỗ trợ nhân viên y tế.

Thủ tướng yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn TP.HCM để phát hiện F0

PV |

Ngày 22/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1099/CĐ-TTg về việc tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

12 người làm giả phiếu xét nghiệm Covid-19 bị khởi tố

Văn Chương |

Các bị can đều có hành vi môi giới, giới thiệu, thu thập thông tin cá nhân của các lái xe tải, công nhân rồi gửi cho Trần Tấn Dương làm giả giấy xét nghiệm Covid-19.