Bạch hầu “giết người” như thế nào?

Thanh Mai |

Dưới đây là những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu do TS.BS Phan Tứ Quí, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM cung cấp.

Dịch bạch hầu đang diễn biến phức tạp với 63 ca nhiễm trên 5 tỉnh, thành phố và đã có ca tử vong. Trước tình hình này, TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã cung cấp nhưng thông tin cơ bản về bệnh bạch hầu.

 

1. Bạch hầu là bệnh?

Bạch hầu là nhiễm khuẩn cấp tính ở giả mạc tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.  Bệnh bạch hầu có thể vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, gây ra những tổn thương nghiêm trọng do độc tố của vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra.

Hippocrates từng miêu tả loại bệnh này từ thế kỷ V trước Công nguyên. Các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn gây bệnh vào năm 1883-1884 và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.

2. Con đường lây lan của bệnh bạch hầu

Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, gián tiếp qua đồ vật có dính dịch tiết của người bệnh. Con đường lây qua hô hấp nhanh, có thể xâm nhập qua da và gây tổn thường gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác.

3. Triệu chứng của bệnh bạch hầu

- Sốt nhẹ

- Đau họng, ho, khàn tiếng

- Chán ăn

- Sau 2 - 3 ngày xuát hiện giả mạc ở mặt sau hoặc 2 bên thành họng, màu trắng ngà, xám hoặc đen khiến khó thở, khó nuốt.

Trường hợp nặng sẽ bị sưng to cổ (do nổi hạch ở dưới hàm), khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt (do nhiễm độc thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác).

4. Ai có nguy cơ mắc bạch hầu?

Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn không được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc tiêm không đủ mũi. Người sống trong khu vực đông đúc hoặc mất vệ sinh, trong điều kiện có người mang mầm bệnh. Ngoài ra, bất cứ ai đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu cũng đều trở thành đối tượng có nguy cơ.

5. Bạch hầu “giết người” như thế nào?

Khi nhiễm bạch hầu, độc tốc bám vào cơ quan đích như tim (gây tổn thương cơ tim không phục hồi, viêm cơ tim…), thận (suy thận, trường hợp nặng có thể phải lọc máu, chạy thận), thần kinh (liệt dây thần kinh ngoại biên, liệt cơ hô hấp, tổn thương dây thần kinh sọ…).

Bệnh nặng theo thời gian cùng lượng độc tố quá nhiều sẽ tấn công vào máu, các cơ quan chủ đích của cơ thể khiến các biểu hiện lâm sàng nặng, diễn tiến nhanh, gây các tổn thương không thể phục hồi khiến bệnh nhân tử vong.

6. Khi nào bệnh nhân mắc bạch hầu ác tính?

Tùy vào thể trạng của bệnh nhân, nhưng thông thường là ác tính diễn ra trong tuần đầu của bệnh. 

Những người không được tiêm đủ mũi vắc xin hoặc nhập viện muộn, nồng độ vi trùng và độc tốt tăng, điều trị không kịp thời thì sẽ mắc bạch hầu ác tính. Việc điều trị lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn cũng như tiên lượng bệnh nhân rất dè dặt.

7. Điều trị bạch hầu

Bác sĩ dùng kháng sinh để điều trị cho vi trùng, dùng thuốc kháng độc tố để trung hòa độc tố lưu thông trong máu người bệnh và điều trị biến chứng nếu có (lúc này sẽ khó khăn hơn).

Yếu tố quyết định điều trị bạch hầu thành công là phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nếu đã xuất hiện biến chứng, việc điều trị vô cùng khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.

8. Làm gì khi tiếp xúc với người mắc bạch hầu?

Nếu xác định đã tiếp xúc với người bị bạch hầu, bạn cần xét liên hệ cơ quan y tế để làm xét nghiệm có bệnh hay không. Nếu có triệu chứng, cần nhanh chóng liên hệ cơ quan y tế để làm xét nghiệm và uống thuốc điều trị dự phòng.

9. Tiêm vaccine phòng bạch hầu như thế nào?

Các loại vaccine phòng bệnh bạch hầu gồm có:

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng thì có mũi 5 trong 1 ComBe Five (vaccine phối hợp phòng 5 bệnh Bạch hầu - uốn ván - ho gà - viêm phổi do HIB - viêm gan B), DPT (Bạch hầu - uốn ván - ho gà) được tiêm cho tất cả trẻ 2-18 tháng tuổi.

Trong Tiêm chủng dịch vụ có loại vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 (vaccine phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu - viêm gan B - Hib - ho gà - bại liệt - uốn ván).

Tiêm cho trẻ khi 2-3-4 tháng, nhắc lại lúc 18 tháng. Ở người trưởng thành, có thể tiêm vaccine nhắc lại mỗi 5-10 năm.

10. Tiêm vaccine là giải pháp duy nhất phòng bạch hầu?

Hiện tại, vắc xin là biện pháp duy nhất chủ động ngừa bạch hầu hay một số bệnh khác như uốn ván, ho gà... Ngoài ra cũng cần áp dụng các biện pháp như rửa tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách nơi đông người... để phòng bệnh. 

TAGS

Đã chích vắc-xin bạch hầu vẫn có thể bị bệnh?

Thanh Mai |

"Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch", thạc sĩ - bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng cho biết.

Khai mạc Giải điền kinh người khuyết tật Quảng Trị 2020

Mai Linh - Biên Cương |

Ngày 6/7, tại Sân vận động tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tổ chức khai mạc Giải điền kinh người khuyết tật tỉnh Quảng Trị năm 2020.

Tích cực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất sau Covid-19

Nguyễn Trang |

Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động rất lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Trước thực trạng đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 5/2020, Ngân hàng CSXH huyện Vĩnh Linh đã triển khai hoạt động hỗ trợ vay vốn, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi để từng bước khắc phục khó khăn trước mắt cũng như tái đầu tư phát triển sản xuất bền vững về lâu dài.

Quảng Trị: Cá thể rùa biển quý hiếm được cứu hộ 2 lần liên tiếp vì… đi lạc

Tiến Nhất |

Ngày 28/6, Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cho biết, vừa tiến hành thả một cá thể rùa biển quý hiếm về môi trường tự nhiên.