Cam Lộ nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nguyễn Thanh Tú |

Hiện nay, Cam Lộ (Quảng Trị) đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Để đạt được thành tích đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đóng một vai trò quan trọng.

Những năm qua, huyện Cam Lộ đã chỉ đạo triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025". Công tác tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề, giới thiệu, xúc tiến việc làm cho lao động địa phương thường xuyên được quan tâm.

Trong năm 2022, đào tạo nghề cho 691 lao động, đạt 138,2% kế hoạch, trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm hơn 70%.

Triển khai tập huấn khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp cho hơn 2.000 lượt người lao động. Tạo việc làm mới cho 1.355 lao động, đạt 112,9% kế hoạch (trong tỉnh: 764; ngoại tỉnh: 474; xuất khẩu lao động: 115 ; lao động tự do: 2).

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,82 %. Không có hộ chính sách tái nghèo.

Tiết học thực hành nấu ăn tại Thanh An- Ảnh: T.T
Tiết học thực hành nấu ăn tại Thanh An- Ảnh: T.T

Một tín hiệu đáng mừng là tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,5%. Ngoài ra, huyện còn thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác để tăng kinh phí và hiệu quả dạy nghề, huy động tổng hợp các nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư trên địa bàn.

Việc thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người dân được tiếp cận những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích.

Nhiều học viên sau khi học các lớp học nghề điện dân dụng, cơ khí nông nghiệp đã tự thiết kế, tính toán, lắp đặt mạng điện trong gia đình, áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ thiết bị sử dụng trong sinh hoạt, biết cách bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng thông thường cho các loại máy móc, công cụ phục vụ sản xuất.

Đa số học viên sau khi học nghề đã tìm kiếm được việc làm mới hoặc tự tổ chức sản xuất, kinh doanh theo ngành nghề. Không những mang lại hiệu quả về kinh tế, công tác đào tạo nghề cũng giúp người dân nông thôn huyện Cam Lộ nâng cao hiểu biết về ngành nghề mình đang làm, giúp tăng sự tự tin trong công việc. Với những ngành nghề đa dạng như nấu ăn, dệt may, cơ khí, xây dựng, trang điểm... đã cho học viên nhiều sự lựa chọn và đi theo ngành nghề phù hợp nhất với bản thân. Những phản hồi tích cực từ học viên trong huyện đã phần nào nói lên hiệu quả của công tác đào tạo nghề.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc làm, dạy nghề ở một số nơi vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, một số ngành nghề đào tạo chưa phát huy được đặc thù, thế mạnh và mục tiêu phát triển sản xuất ở địa phương để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; nguồn ngân sách địa phương thực hiện chương trình còn hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát ở một số địa phương thiếu thường xuyên...

Vì vậy để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn, cần thực hiện tốt một số nội dung sau: Tiếp tực quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 04-CT/TU Tỉnh ủy Quảng Trị về việc “Tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh”, Nghị quyết 03-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Lộ lần thứ 16 (khóa XV) về “Nâng cao nguồn nhân lực lao động trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2018-2020, định hướng 2025”.

Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách của Đảng và Nhà nước về đạo tạo nghề cho lao động nông thôn; về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề. Quảng bá những mô hình hay, những gương điển hình sau khi học nghề xong để nhân rộng học tập.

Tăng cường công tác tư vấn cho người lao động nông thôn, phân luồng đối tượng, tuổi đời, trình độ học vấn trong việc lựa chọn nghề học và có điều kiện làm nghề sau khi học. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bám sát nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030 ở địa phương để hoạch định cơ cấu nghề, chương trình, nội dung đào tạo nghề cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình xã viên, nông dân nghèo.

Củng cố và nâng cao vai trò trách nhiệm và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giúp cho các địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch, đánh giá nhu cầu học nghề và tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ.

Khuyến khích thanh niên, nông dân trẻ ở nông thôn, những người mới lập nghiệp thành lập trang trại, doanh nghiệp mới tham gia các khóa đào tạo và có cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp hiệu quả đối với những đối tượng này...

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; tăng cường năng lực của các Trung tâm GDNN-GDTX; hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị đào tạo nghề đối với các nghề trọng điểm, các nghề mới phù hợp nhu cầu xã hội. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các lớp đào tạo.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Phát động phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025

Đức Việt |

Ngày 12/12, tại thị trấn Ái Tử, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh và Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Triệu Phong tổ chức Lễ phát động phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021-2025 và xây dựng huyện Triệu Phong đạt chuẩn NTM. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố tham dự.

Gio Châu cơ bản hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới

Hoài An |

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) được xã Gio Châu (huyện Gio Linh, Quảng Trị) xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên để chỉ đạo triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, công trình, phần việc thiết thực, hiệu quả.

Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở các xã vùng cao

Thanh Lê |

Đến thời điểm này, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với 63/101 xã đạt chuẩn NTM, 1/7 huyện đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, tại các xã vùng sâu, vùng xa, quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM vẫn chưa đạt được tiến độ, mặc dù các địa phương đã có rất nhiều nỗ lực.

Gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới

Hải Đăng |

Hiện nay, nhu cầu du lịch về tìm một không gian thanh tịnh để thư giãn, trải nghiệm ngày càng tăng cao nên du lịch xanh, du lịch sinh thái gắn liền với nông thôn những năm gần đây được nhiều người lựa chọn. Vì vậy, tận dụng cơ hội phát triển đa dạng và bền vững các sản phẩm du lịch cộng đồng là một trong những đặc trưng quan trọng và là động lực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện nay.