Chị Thủy cần sự giúp đỡ

Nam Phương |

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1987), hiện sống tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, lâu nay không có việc làm ổn định. Cuộc sống của gia đình 4 người phụ thuộc vào khoản thu nhập bấp bênh từ nghề “thợ đụng” của chồng chị. Ấy vậy mà mấy năm trước, chồng chị không may bị tai nạn lao động, hoàn cảnh gia đình rơi vào tình cảnh éo le.

Một tai nạn giao thông từ hơn 20 năm về trước đã vô tình cướp đi một bên mắt của chị Thủy. Điều này khiến cô gái xinh đẹp, trẻ trung với tương lai rộng mở ngày ấy không dám đối diện với hiện thực. Bấy lâu nay, chị vẫn để tóc mái một bên để che đi con mắt hỏng của mình.

Chị Thủy nhận thêm hương về làm để kiếm thêm thu nhập - Ảnh: N.P
Chị Thủy nhận thêm hương về làm để kiếm thêm thu nhập - Ảnh: N.P

“Mỗi khi nhìn thấy mình trong gương, tôi lại sợ hãi, tự ti đến mức không dám gặp ai. Tốt nghiệp THPT, tôi không đủ can đảm học tiếp mà quyết định ở nhà, làm thêm nhiều công việc khác nhau để đỡ đần phần nào cho bố mẹ. May mắn là khoảng 3 năm sau, tôi gặp gỡ và kết hôn với một người đàn ông thấu hiểu, cảm thương cho hoàn cảnh của mình”, chị Thủy nhớ lại.

Hoàn cảnh gia đình hai bên vốn không mấy khá giả, thế nên sau khi dọn ra ở riêng, anh chị liên tục đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vợ chồng chị đều không có việc làm ổn định. Kinh tế trong nhà phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ nghề tự do của chồng. Để có tiền trang trải, anh không ngại đi sớm về khuya, làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc.

Mấy năm trước, tai nạn lao động bất ngờ ập đến khiến chồng chị mất đi 4 ngón tay, công việc làm được vốn đã ít lại càng bị thu hẹp. Thương chồng vất vả, dù chỉ có thể nhìn một bên mắt nhưng chị Thủy cũng cố gắng nhận thêm những việc có thể làm tại nhà như đan lát, đính cườm, làm hương... nhằm kiếm thêm thu nhập.

Tích góp nhiều năm cùng với sự hỗ trợ của bố mẹ, vợ chồng chị xây dựng được một căn nhà cấp 4 nhỏ, đủ để che mưa, che nắng nhưng trong nhà không có mấy đồ vật giá trị. Vợ chồng chị có 2 người con. Tuy nhiên cậu con trai 13 tuổi của chị lại không may bị câm điếc bẩm sinh, hiện đang học tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh.

Lúc biết được bệnh tình con trai, vợ chồng chị khóc hết nước mắt, phần vì thương con, phần xót xa cho hoàn cảnh của mình. Đều đặn sáng sớm thứ hai, trên chiếc xe đạp điện cũ, chị đèo con từ nhà vào TP. Đông Hà đi học và đón con về vào chiều thứ 6. “Tôi chỉ mong sao có sức khỏe để làm thêm nhiều việc, kiếm đủ tiền cho 2 con đến trường”, chị Thủy bộc bạch.

Người phụ nữ này rất cần sự chung tay giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.

Mọi sự ủng hộ gia đình chị Nguyễn Thị Thủy xin gửi đến Báo Quảng Trị, 311 Hùng Vương - thành phốĐông Hà(ĐT: 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, sốTK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị hoặc gửi trực tiếp về các gia đình theo địa chỉ: chị Nguyễn Thị Thủy (sinh năm 1987), hiện sống tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Thu nhập khá từ nghề làm mắm

Trúc Phương |

Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng tấm tắc ngợi khen. “Như một duyên nợ, tôi bắt đầu làm mắm từ 7 năm trước và gắn bó với nghề cho đến hôm nay. Công việc này không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá mà còn tạo cho tôi niềm vui, sự kết nối với khách hàng ở nhiều nơi”, chị Hòa bộc bạch.

Những “bài học bên bếp lửa” của mạ dạy tôi

Lê Đức Dục |

Khi cuộc sống khá hơn người ta mới bắt đầu những chuyện lễ nghĩa này kia, chẳng thế mà ông bà bảo “phú quý sinh lễ nghĩa”. Thế nhưng trong chừng mực nào đó, khi nghèo khó, người ta vẫn có cách để những chuyện ấy được nhắc nhớ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Ví như chuyện sinh nhật, giờ thì đi nhà hàng nào hầu như cũng có một vài góc được trang trí sẵn dòng chữ “Happy Birthday” với bong bóng màu. Khách đến quán tổ chức sinh nhật, cái góc quán đó mặc nhiên thành nơi tụ tập của nhóm khách, khỏi mất công trang hoàng. Mà ngày nào chẳng có người được sinh ra nên thành ra đến quán nào cũng gặp sinh nhật. Đó là chuyện bây giờ, còn vài chục năm trước, cả nước đói vàng mắt, làm gì có nhiều quán xá để tiệc tùng, nhưng bằng cách nào đó những ông bố bà mẹ đều có cách để nhắc con mình về thời khắc đáng nhớ ấy.

Một người phụ nữ neo đơn, tàn tật cần được giúp đỡ

Vân Trang |

Hơn 50 năm qua, bà Trần Thị Hiệp (60 tuổi), ở thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), luôn gặp khó khăn trong cuộc sống bởi cơ thể bị tàn tật nặng, đi lại khó khăn. Bà không thể lao động mưu sinh nên mọi chi phí sinh hoạt, thuốc thang chữa bệnh đều nhờ vào khoản trợ cấp xã hội, sự giúp đỡ của người thân, xóm làng ...

Người mẹ tâm thần cần được giúp đỡ

Thảo Trang |

Ngôi nhà do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương hỗ trợ xây dựng từ nhiều năm về trước là nơi ở của mẹ con bà Nguyễn Thị Lạc, hiện đã gần 70 tuổi, sống tại thôn Hòa Nam, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Không có sức khỏe, không có khả năng lao động, mẹ con bà chỉ có thể trông chờ vào sự giúp đỡ của địa phương và cộng đồng.