Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh, một số nơi có chỉ số bùng dịch vượt ngưỡng

Thanh Mai |

Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội vẫn đang tiếp tục tăng nhanh, một số nơi có chỉ số bùng dịch vượt ngưỡng.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 996 ca mắc sốt xuất huyết mới, tăng 234 ca so với tuần trước đó.

Số ca mắc mới ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn; trong đó, một số quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc như: Hoàng Mai (103 ca), Thanh Trì (73 ca), Thạch Thất (63 ca), Bắc Từ Liêm (55 ca), Hà Đông (55 ca)...

 

Chỉ số BI đánh giá nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết tại nhiều nơi như ổ dịch thôn Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì là 35; ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy lên đến 50. Những nơi có chỉ số BI (chỉ số bọ gậy) từ 20 trở lên được xếp vào vùng nguy cơ cao bùng phát dịch. 

Ảnh minh họa.

Trong vòng 1 tuần, Hà Nội xuất hiện thêm 71 ổ dịch sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện, thị xã; dẫn đầu là Hoàng Mai 13 ổ dịch; Bắc Từ Liêm 10, Đan Phượng 6, Đống Đa 5. Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 326 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 129 ổ dịch hoạt động. 

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết trong năm 2023 tại Hà Nội có thể rơi vào khoảng tháng 9 và tháng 10. Giai đoạn này, thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, tạo thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi truyền bệnh. Bên cạnh đó, Hà Nội đã có nhiều ổ dịch với nhiều ca mắc dẫn đến nguy cơ cao bùng phát, lan rộng dịch sốt xuất huyết. Đặc biệt, giai đoạn này, sinh viên từ các tỉnh lân cận bắt đầu về Hà Nội nhập học, cũng là nguyên nhân làm tăng số ca thuộc đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố vẫn đang tiếp tục tăng nhanh, trong đó, một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sẽ vẫn tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt là tại các khu vực ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

Nguyên nhân số ca sốt xuất huyết tăng cao là do biến động dân số, người dân chưa hiểu đúng về cách phòng chống sốt xuất huyết nên không có ý thức vệ sinh... 

Nhiều người có thói quen phòng, chống muỗi đốt vào ban đêm. Trong khi đó, theo các chuyên gia, muỗi gây sốt xuất huyết thường hoạt động vào ban ngày, thích đậu ở các khu vực tối trong nhà như mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gầm giường...

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 57.295 ca, trong đó 13 trường hợp tử vong tại 8 tỉnh, thành phố. Số mắc và tử vong giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng có xu hướng tăng trong các tuần gần đây.

(Nguồn: Phụ nữ mới/ Tổng hợp)

Mít tinh, diễu hành truyền thông phòng, chống sốt rét

Phan Thanh Hải |

Ngày 15/8, tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị), Ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin, giai đoạn 2021- 2023” (RAI3E) phối hợp với Ban Chỉ đạo Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân huyện Đakrông tổ chức lễ mít tinh và diễu hành truyền thông phòng, chống sốt rét.

Đâu là các dấu hiệu để nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết?

PV |

Sốt xuất huyết có dấu hiệu ban đầu giống với nhiều bệnh khác, dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ về các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc sốt xuất huyết để điều trị kịp thời.

Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lây lan qua biên giới

Vân Phong |

Ngày 2/8, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Đại tá Lê Văn Phương cho biết, theo thông tin ngoại biên của đơn vị nắm được, hiện nay nước bạn Lào đã bước vào thời điểm giao mùa, đang phải đối mặt với sự bùng phát rất mạnh của dịch sốt xuất huyết. 

Sốt xuất huyết gia tăng: Người nhiều bệnh lý và sản phụ cần thận trọng

PV |

Số bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội gia tăng. Biểu hiện bệnh có diễn biến khó lường. Chuyên gia y tế cảnh báo tới người dân, đặc biệt người cao tuổi, người có nhiều bệnh lý nền và phụ nữ mang thai.