Độc tố Botulinum có trong pate chay nguy hiểm thế nào?

Hải My |

Theo các bác sĩ, độc tố Botulinum có trong pate chay là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ ngộ độc gần đây. Vậy độc tố có trong pate chay là gì, tại sao chúng lại nguy hiểm gây chết người?

Vào tháng 9/2020, cả nước chấn động với vụ ngộ độc của hàng loạt người khi sử dụng patê chay của Minh Chay. Riêng TP.HCM đã tiếp nhận 10 trường hợp ngộ độc Botulinum liên quan đến sản phẩm patê Minh Chay. Bộ Y tế ngay lập tức khuyến cáo người dân ngưng sử dụng sản phẩm liên quan đến pate chay.  Nhưng tại Bình Dương đang ghi nhận 6 người ngộ độc do sử dụng patê chay, trong đó 1 người tử vong.

Theo các bác sĩ, độc tố Botulinum có trong pate chay là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ ngộ độc trên.

Độc tố Botulinum sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một chất độc cực mạnh, chỉ 0.03 mcg tiêm tĩnh mạch có thể gây tử vong một người nặng 70kg. Người bệnh thường bị nhiễm độc tố botulinum khi ăn các loại đồ hộp đóng kín không bảo đảm điều kiện bảo quản.

Vi khuẩn Clostridium Botulinum có trong loại thức ăn nào?

Vi khuẩn Clostridium Botulinum đặc biệt thích thức ăn giàu protein, nghĩa là tất cả các sản phẩm từ động vật đều có nguy cơ cao, chẳng hạn như xúc xích, giăm bông, thịt hộp, cá hộp, thịt hun khói… thịt chế biến từ bò, cừu, lợn, gà; dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ các quốc gia phát triển, thì vẫn có thể có độc tố Botulinum ẩn trong đó.

Pate chay là nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc gần đây.
Pate chay là nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc gần đây.

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa cũng có nguy cơ bị ngộ độc Botulinum.

Thức ăn làm từ tinh bột, hoặc các loại thực vật, đều có thể nhiễm vi khuẩn Clostrium Botulinum. 

Về lý thuyết, các sản phẩm làm từ sữa, tinh bột, thực vật dễ bị lên men, đó là môi trường ưa khí và pH thấp của axit, sẽ không thuận lợi cho vi khuẩn Clostrium Botulinum phát triển. Tuy nhiên, có thể quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh. Ví dụ nguồn nước, hoặc quy trình sản xuất không tuân thủ nghiêm ngặt chống nhiễm khuẩn, hay do quá quá trình lưu thông và phân phối gây ô nhiễm.

Hàng loạt các sản phẩm dễ nhiễm Clostrium Botulinum như nước tương, chế phẩm từ đậu nành, đậu hũ, đậu hũ thối, váng đậu, thậm chí rau củ quả tươi sống cũng bị.

Như vậy, các nguy cơ về an toàn thực phẩm đang hiện hữu khắp mọi nơi, mầm bệnh không biết bạn là ai, nó có thể đến từ chính một nhà sản xuất nổi tiếng, hay ở khâu vận chuyển và tiêu thụ, cũng như quá trình chúng ta chế biến và sử dụng tại nhà.

Để tránh xa các mối nguy hiểm tiềm ẩn khác nhau, biện pháp quan trọng nhất là là phải kiểm soát chặt chẽ theo đúng khoa học từ lúc nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ, cho đến cuối cùng là sử dụng; mọi liên kết từ mặt đất tới bàn ăn phải rất sạch sẽ và khoa học.

Các triệu chứng khi ngộ độc độc tố Botulinum?

Khi ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn Clostridium Botulinum, ngộ độc xuất hiện sau bữa ăn từ 12 - 36 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí là 4 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, độc tố càng nhiều, bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao.

Các triệu chứng ban đầu khi khởi phát bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng viêm dạ dày ruột khác, nhưng lượng độc tố ít thì triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ.

Độc tố của vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào các dây thần kinh sọ ngoại biên. Biểu hiện rõ nhất là tổn thương liên quan đến mắt (nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mí, giãn đồng tử, không phản xạ ánh sáng). Biểu hiện các cơ hàm mặt (liệt mặt, rối loạn tiết nước bọt, khô miệng, khó nuốt, nói khó, nói khàn, rối loạn ngôn ngữ).

Nặng hơn nữa, các triệu chứng liên quan yếu và liệt các cơ từ thân trên xuống thân dưới. Đầu tiên là không nhấc đầu lên được. Sau đó không đứng hay ngồi dậy được.

Nặng lên có biểu hiện liệt toàn thân, với trương lực cơ toàn thân giảm, tắc ruột cơ năng. Giai đoạn cuối là khó thở, rối loạn nhịp thở, tử vong ở giai đoạn này từ 30%-60% do suy hô hấp.

Bệnh nhân tử vong do ngộ độc Botulinum có điểm rất đặc biệt, là không cần vuốt mắt, bởi trước lúc chết mắt nhắm tịt do liệt cơ, nhưng đầu óc lại hoàn toàn tỉnh táo và nhận biết được hết những gì đang diễn ra xung quanh.

Ngộ độc Botulinum không phải là cá biệt, do vi khuẩn tồn tại tương đối phổ biến, ngộ độc chủ yếu vẫn xảy ra ở thịt bảo quản trong điều kiện thiếu không khí. Tuy nhiên, ngộ độc có thể vô tình xảy ra ở bất cứ thực phẩm nào, bất cứ công ty nào, ngay cả những quốc gia văn minh nhất và tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm tốt nhất vẫn có thể xảy ra.

Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là từ khâu nuôi trồng đến chế biến và vận chuyển, cuối cùng là ăn uống, cần phải thực hành sạch sẽ.

Điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu về ngộ độc Botulinum để phòng tránh, biết được những dấu hiệu ngộ độc sau ăn, kịp thời khám bác sĩ để phát hiện và xử trí sớm, thì không có gì đáng ngại và lo lắng.

Đề phòng độc tố Botulinum như thế nào?

Theo Bộ Y tế, để phòng tránh độc tố Botulinum, người tiêu dùng nên ăn các thực phẩm mới chế biến, nấu chín để đề phòng độc tố botulinum có trong thực phẩm

Năm 2020 vụ ngộ độc pate Minh chay gây chấn động.
Năm 2020 vụ ngộ độc pate Minh chay gây chấn động.

Sau khi ăn các thực phẩm nghi ngờ (trong thời điểm hiện tại là ngộ độc pate chay hoặc các thực phẩm đóng hộp khác không rõ nguồn gốc, xuất xứ) có các triệu chứng như liệt, yếu các cơ, bắt đầu từ vùng đầu cổ sau đó lan dần xuống dưới. Nếu nhiễm độc nhẹ có thể chỉ có cảm giác mỏi, yếu cơ đối xứng hai bên, cảm giác vẫn bình thường.

Nếu có các triệu chứng trên cần đến cơ cơ sở y tế để được theo dõi tiến triển của dấu hiệu liệt cơ.

Để đề phòng nguy cơ nhiễm chất độc botulinum toxin, cần chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc có vị khác thường. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, nấu chín.

Nhiệt độ cao sẽ phá hủy độc tố botulinum nếu độc tố không may có trong thực phẩm. Bên cạnh đó, cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm C. botulinum qua các tổn thương này. Đối với trẻ sơ sinh, không dùng mật ong để rơ miệng hoặc làm thức ăn cho trẻ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Vụ Ngộ độc pate Minh Chay: Vẫn không ai nhận trách nhiệm!

Thùy Linh |

Nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện cấp cứu có liên quan đến Pate Minh Chay chứa độc tố. Vậy “lỗ hổng” nào đã để lọt loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và gây hại cho người tiêu dùng như vậy ra thị trường?

Hà Nội ghi nhận thêm nhiều ca ngộ độc do ăn Pate Minh Chay

PV |

Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên-Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đến nay Trung tâm đã tiếp nhận 35 trường hợp đến khám, sàng lọc sau khi ăn Pate Minh Chay.

WHO tài trợ thuốc giải độc điều trị cho nạn nhân ngộ độc pate Minh Chay

Q.Huy |

Số thuốc đắt đỏ đến 8.000 USD/hộp này đã được chuyển về Việt Nam để điều trị cho 10 bệnh nhân ngộ độc nặng trong vụ pate Minh Chay.

WHO cảnh báo mật ong có thể chứa vi khuẩn có trong pate Minh Chay

An Ly |

WHO đã khuyến cáo không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong, vì có thể chứa vi khuẩn Botulinum, chính là loại vi khuẩn sinh độc tố trong pate Minh Chay.