Giảm nghèo ở vùng núi Quảng Trị - nhìn từ thực tiễn

Nguyên Bảo |

Hơn 30 năm sau ngày lập lại tỉnh, Quảng Trị từ một vùng đất phải chịu nhiều hậu quả nặng nề từ chiến tranh đã từng bước hồi phục và phát triển, trong đó công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả. 

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Quảng Trị phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 1 - 1,5%. Để đạt được chỉ tiêu này, công tác giảm nghèo nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vẫn còn không ít những vấn đề đặt ra.

Niềm tin, phấn khởi và đổi thay đời sống của người dân chính là cái được lớn nhất khi tỉnh Quảng Trị triển khai công tác giảm nghèo. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Các dự án triển khai thực hiện từng bước phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thu nhập của người dân đã được tăng lên, đời sống được cải thiện. Giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn huy động bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là hơn 760 tỷ đồng. Trong đó, đó ngân sách Trung ương hơn 600 tỷ đồng, gần 50 tỷ đồng vốn huy động từ cộng đồng, còn lại là ngân sách địa phương. Công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 15% đầu năm 2016 xuống còn 6% cuối năm 2020, bình quân giảm 1,77%/năm. Riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số hộ nghèo giảm 3.200 hộ, bình quân giảm 6%/năm, từ gần 69% xuống còn gần 39%.       

Đường giao thông xuống cấp cản trở việc giao thương, ảnh hướng chất lượng đời sống của bà con vùng núi
Đường giao thông xuống cấp cản trở việc giao thương, ảnh hướng chất lượng đời sống của bà con vùng núi

Trên thực tế, dù được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân vùng núi tỉnh Quảng Trị vẫn còn gặp không ít khó khăn. Gia đình chị Hồ Thị Nhờ là một trong khá nhiều hộ nghèo ở huyện miền núi Đakrông. Hai vợ chồng chị chỉ có hai sào ruộng nước, làm cả năm không đủ ăn nên ai kêu gì làm đó để có thêm thu nhập lo cho hai đứa con còn nhỏ. Cũng như nhiều hộ nghèo khác ở Đakrông, chị muốn được quan tâm hơn về nguồn vốn, giống cây con và kỹ thuật sản xuất để nâng cao kinh tế gia đình.

Tỉnh Quảng Trị hiện có 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, có 44 xã miền núi và 28 xã có đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số 16.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì vẫn còn 11.100 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 45% so với hộ nghèo toàn tỉnh. Chiếm 69% so với hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều hộ dân vẫn chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và chưa được hưởng các ưu đãi về cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, tư liệu sản xuất giúp cho việc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, mưa lũ cuối năm 2020 cũng chính là một trong những trở ngại ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng núi.

Ngô trở thành cây trồng chính của nhiều hộ nghèo ở vùng núi Đakrông
Ngô trở thành cây trồng chính của nhiều hộ nghèo ở vùng núi Đakrông

Mới đây, Nghị quyết số 120 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là động lực và cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, tại tỉnh Quảng Trị bố trí 1.531 tỷ đồng để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. Nói thêm về chương trình này, bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho biết thêm: chương trình có 10 dự án, chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025, giai đoạn 2 từ năm 2026-2030. Mục tiêu của chương trình là tập trung nguồn lực đầu tư để giải quyết các vấn đề bức thiết của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo thứ tự ưu tiên; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương là chủ đạo. Riêng tại Quảng Trị, theo khát sát thì chương trình sẽ thực hiện 1.531 tỷ đồng để giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo đảm sinh kế bền vững; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu....vv.

Ông Bùi Văn Thảng, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh thêm: để góp phần trong công tác giảm nghèo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, hàng năm, phải thống nhất từ tỉnh, huyện, đến xã thực hiện công tác giảm nghèo cho các hộ nghèo toàn tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc nói riêng; tăng cường công tác tuyên truyền chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo ở vùng núi làm cho họ hiểu được chính sách và pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo và làm cho họ đừng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước mà phải tự bản thân họ phấn đấu thoát nghèo; tuyên truyền gương về giảm nghèo, mô hình giảm nghèo và phát triển sinh kế, sản xuất theo từng địa bàn và bắt tay chỉ việc để bà con chăn nuôi, trồng trọt. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cán bộ ở cơ sở trong việc lãnh chỉ đạo công tác giảm nghèo, phát huy vai trò mặt trận, đoàn thể ở cơ sở. Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở xã, phường, thị trấn không được kiêm nhiệm, giành toàn bộ thời gian tâm huyết với công tác giảm nghèo.

Trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương yêu cầu, tỉnh Quảng Trị cần chú trọng triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là chương trình rất có ý nghĩa, rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, không chỉ xóa đói, giảm nghèo bền vững, mà còn nâng cao đời sống mọi mặt cho đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Điều này thêm một lần nữa nhấn mạnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Trị cần tiếp tục có những giải pháp căn cơ trong việc xóa đói giảm nghèo, dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Cơ hội để Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung

Hồ Nguyên Kha |

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đã xác định công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá, là một trong ba trụ cột chính để phát triển kinh tế. 

Quảng Trị: Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt trên 76% dự toán

Nguyễn Loan |

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến ngày 30/6 là 2.646 tỷ đồng, đạt 76,7% dự toán địa phương và 92,5% dự toán trung ương, bằng 172,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thu nội địa đạt 1.801 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm thực hiện gần đạt dự toán được Trung ương giao cả năm.

Hiệu quả từ công tác giảm nghèo ở Đông Hà

Thanh Tuyền |

Với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cơ quan chức năng, đoàn thể chính trị - xã hội và nỗ lực của người dân, công tác giảm nghèo bền vững thời gian qua của thành phố Đông Hà (Quảng Trị) đạt được kết quả tích cực, số hộ thoát nghèo bền vững tăng nhanh qua từng năm.

Đakrông và những nỗ lực trên hành trình giảm nghèo bền vững

Lê Thảo - Văn Tiến |

Là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Trị nhưng những năm gần đây, công tác giảm nghèo tại huyện Đakrông đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.