Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngọc Trang |

Thời gian qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tích cực triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 và 2, Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình 1719). Bước đầu, dự án đạt những kết quả đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT vùng đồng bào DTTS&MN ở địa phương.


Theo sự phân công của Ban Chỉ đạo 1719 huyện, Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa chủ trì triển khai thực hiện Dự án 5. Theo đó, đối với Tiểu dự án 1 đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, từ năm 2022-2024, Phòng GD&ĐT huyện tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, nắm bắt nhu cầu, thực trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường học trên địa bàn để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp.

Từ nguồn vốn được bố trí thực hiện công tác xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho các trường có học sinh bán trú (bố trí qua phòng GD&ĐT) và nguồn vốn đầu tư phát triển (bố trí qua Ban Quản lý dự án, PTQĐ và CCN huyện làm chủ đầu tư xây dựng), đến nay, một số công trình đã hoàn thiện, bàn giao và đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu dạy và học cho các trường.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án 5, nhiều phụ nữ ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa được tham gia lớp xóa mù chữ -Ảnh: Phòng GD&ĐT Hướng Hóa
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án 5, nhiều phụ nữ ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa được tham gia lớp xóa mù chữ -Ảnh: Phòng GD&ĐT Hướng Hóa

Tính đến ngày 15/7/2024, toàn huyện hoàn thành và đưa vào sử dụng 17 phòng ở công vụ cho các trường PTDTBT TH&THCS: Hướng Lập, Hướng Linh, Hướng Sơn, Hướng Lộc. Xây dựng 2 bếp ăn bán trú cho Trường PTDTBT TH&THCS Hướng Linh, Hướng Lập. Đầu tư 10 phòng học cho Trường PTDTBT TH&THCS Hướng Sơn, Hướng Lộc. Xây dựng 7 phòng ở cho học sinh tại Trường PTDTBT TH&THCS Ba Tầng, Hướng Linh. Đầu tư, sửa chữa 3 công trình phụ trợ, hàng rào, lát gạch sân, hệ thống thoát nước tại Trường PTDTBT TH&THCS Ba Tầng, Hướng Linh. Hiện đang đầu tư, xây dựng 1 bếp ăn cho Trường PTDTBT THCS Húc. Tổng nguồn vốn đầu tư cho các công trình nói trên hơn 25 tỉ đồng.

Thực hiện Tiểu dự án 2 về bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng đồng bào DTTS, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Ban Dân tộc tỉnh, Sở GD&ĐT, UBND huyện, Phòng GD&ĐT huyện khảo sát, lập danh sách cán bộ quản lý, giáo viên giới thiệu tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo quy định, ưu tiên cán bộ quản lý các trường PTDTNT, PTDTBT. Phối hợp hướng dẫn các xã, thị trấn tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THPT có điều kiện tham gia học dự bị đại học.

Nhờ tích cực triển khai, đến nay cơ sở vật chất, trường lớp của các trường PTDTBT, PTDTNT và các trường phổ thông có học sinh bán trú ngày càng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, bảo đảm phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Điển hình như Trường PTDTBT TH&THCS Ba Tầng thuộc vùng sâu, vùng xa, đa số học sinh là người DTTS, nhà ở cách xa trường, đi lại rất khó khăn. Do đó, nhà trường dành 5 phòng ở tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ăn, ở tại trường trong thời gian học tập. Tuy nhiên, toàn trường có hơn 250 học sinh có nhu cầu bán trú nên nhiều học sinh phải xin ở nhờ nhà dân gần trường.

Trước thực trạng đó, năm 2023, trên cơ sở hỗ trợ của Dự án 5, Phòng GD&ĐT huyện phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đề nghị cấp trên phê duyệt hỗ trợ cho Trường PTDTBT TH&THCS Ba Tầng xây dựng 5 phòng ở bán trú với tổng kinh phí 950 triệu đồng.

“Từ khi có thêm 5 phòng ở cho học sinh, phụ huynh yên tâm hơn khi con em được ở lại trường học tập tốt hơn. Ngoài giờ học chính khóa, các em được giáo viên của trường bồi dưỡng, phụ đạo miễn phí vào ban đêm; tổ chức miễn phí các hoạt động rèn luyện kỹ năng của mô hình trường học bán trú. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của đơn vị”, Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Ba Tầng Hoàng Vũ Bằng Giao chia sẻ.

Trong giai đoạn này, huyện thành lập thêm 2 trường PTDTBT TH&THCS (Ba Tầng, Hướng Linh) nâng tổng số trường PTDTBT, PTDTNBT trên địa bàn huyện 8 trường. Mô hình trường PTDTNT, PTDTBT được duy trì và phát huy hiệu quả. Các chế độ, chính sách liên quan đến vùng đồng bào DTTS&MN được chi trả đầy đủ, kịp thời, được đoàn giám sát của HĐND tỉnh đánh giá cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng GD&ĐT trên địa bàn.

Nguồn nhân lực đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH trong thời kỳ mới. Chất lượng cán bộ quản lý, giáo viên đồng bào DTTS được nâng cao, nhiều giáo viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ hằng năm được duy trì ổn định và từng bước nâng cao. Phòng không chỉ thực hiện tốt công tác xoá mù chữ mà còn phối hợp với các đồn biên phòng và hội liên hiệp phụ nữ xã mở các lớp chống tái mù.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa Nguyễn Thị Thanh Nga cho hay: “Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Dự án 5 còn gặp một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, Phòng GD&ĐT huyện đề nghị các cấp, ngành liên quan thời gian tới quan tâm đầu tư, xây dựng, củng cố hệ thống trường, lớp mầm non ở vùng đồng bào DTTS.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập phục vụ dạy học ở các trường vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên đầu tư xây dựng các hạng mục thiết yếu cho các trường PTDTBT. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đồng bào DTTS được tham gia học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn hóa theo yêu cầu. Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp công trình sinh hoạt cho các trường nội trú, bán trú theo kế hoạch...”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Góp sức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Bru - Vân Kiều

Nguyễn Trang |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, thầy giáo Hồ Quang Tuyến (sinh năm 1976) luôn đau đáu trước thực tế ngôn ngữ dân tộc mình là tiếng Bru - Vân Kiều có nguy cơ mai một dần. Vì thế, thầy đã miệt mài học tập, nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu quý về ngôn ngữ này. Ngoài ra, thầy Tuyến còn tận tâm giảng dạy tiếng Bru - Vân Kiều cho thế hệ tương lai với tâm niệm góp phần gìn giữ tiếng nói, chữ viết và văn hóa của dân tộc mình.

Đổi mới công tác tuyên truyền góp phần phòng ngừa tội phạm

Kiều Hảo |

Với quyết tâm kéo giảm 5% tội phạm về trật tự xã hội và giải quyết dứt điểm các điểm phức tạp về an ninh trật tự, từ đầu năm 2024 đến nay, lực lượng công an toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, lực lượng công an chú trọng đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, góp phần phòng ngừa cũng như kiềm chế sự phát sinh và hoạt động của các loại tội phạm.

Cháy hết mình với khiêu vũ thể thao

Hoài Diễm Chi |

Từ cơ duyên tình cờ, Hoàng Ngọc Tú Nhi (sinh năm 1987), ở Khu phố 1, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà (Quảng Trị), tiếp xúc và gắn bó với bộ môn khiêu vũ thể thao (dancesport). Hơn 15 năm qua, bằng sự nỗ lực hết mình, cô đã từng bước chinh phục được đam mê và phát triển bản thân cùng những bước nhảy thể thao. Tú Nhi hiện là huấn luyện viên (HLV), chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) năng khiếu Mầm xanh tại TP. Đông Hà, ngày ngày truyền ngọn lửa đam mê cho các học sinh... Cô còn là người dẫn dắt, đào tạo nhiều gương mặt trẻ tham gia các giải khiêu vũ thể thao quốc gia đạt nhiều thành tích cao, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của bộ môn này trong toàn tỉnh.

Mẹ khuyết tật nuôi con liệt hai chân

Tây Long |

Ở tuổi 90, bà Trần Thị Man, trú tại thôn An Đồng, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị), luôn lo lắng mỗi lần nghĩ đến chuyện sống chết. Bà sợ, nếu mình rời cõi tạm này thì người con trai cả khuyết tật sẽ mất đi chỗ dựa, không biết sống ra sao.