Hiệu quả từ các chương trình, chính sách dân tộc ở Hướng Hóa

Thanh Hải |

Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có 21 xã, thị trấn, tổng dân số 102.019 người, gồm 3 dân tộc chính Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 49,95% dân số toàn huyện. 

Quá trình xây dựng và phát triển, huyện Hướng Hóa tập trung thực hiện tốt công tác định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách về mức sống, thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) so với vùng phát triển. Việc thực hiện tốt công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, giảm dần số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, cải thiện rõ rệt đời sống và nâng cao sinh kế của Nhân dân trên địa bàn.

Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị, huyện Hướng Hóa đã tập trung nguồn lực ưu tiên phát triển toàn diện, nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS&MN; khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của vùng.

Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% thôn, bản, khu phố có điện lưới quốc gia; 100% xã, thị trấn có đủ 3 cấp học từ mầm non đến THCS và có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã cụ thể hóa các chính sách về công tác dân tộc; thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ các hộ gia đình đồng bào DTTS nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Phát triển diện tích lúa nước ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.H
Phát triển diện tích lúa nước ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.H

Đến năm 2008, huyện Hướng Hóa đã cơ bản hoàn thành xây dựng nhà ở cho các hộ đồng bào DTTS nghèo thuộc diện Chương trình 134 của Chính phủ, gồm 2.820 nhà ở hộ nghèo. Chương trình 135 giai đoạn từ 2006-2018 đã triển khai đầu tư 206 công trình với số vốn thực hiện hơn 183 tỉ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất 8.571 hộ đồng bào DTTS về vật tư phân bón, các loại giống, cây trồng, vật nuôi với tổng kinh phí hơn 23,7 tỉ đồng.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, trên địa bàn huyện có 28 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ khai hoang diện tích 33,2 ha với kinh phí 420 triệu đồng; hỗ trợ nước sinh hoạt cho 1.858 hộ đồng bào DTTS với kinh phí 2,4 tỉ đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 953 hộ với kinh phí 4,7 tỉ đồng; cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh 132 hộ với kinh phí 1,9 tỉ đồng.

Về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2017 - 2020, huyện đã thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt cho 200 hộ, với tổng kinh phí 300 triệu đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 40 hộ, với tổng kinh phí 200 triệu đồng; hỗ trợ khai hoang đất sản xuất cho 10 hộ, với tổng kinh phí 100 triệu đồng; giải ngân cho vay 111 hộ với tổng số vốn 4 tỉ đồng. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn đã thực hiện hỗ trợ muối i ốt, cây giống, hạt giống các loại cho 123.073 khẩu với tổng kinh phí hơn 11,4 tỉ đồng…

Các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai có hiệu quả, đúng đối tượng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thay đổi bộ mặt nông thôn vùng DTTS&MN. Giai đoạn 2003 - 2009 tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm từ 2 - 2,5%, giai đoạn 2010 - 2019 tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 2,5 - 3%. Cơ cấu kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hộ đã có tích lũy và mở rộng phát triển sản xuất. Các công trình cơ sở hạ tầng đầu tư đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào vùng DTTS&MN.

Hiện nay, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Hướng Hóa đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện 10 dự án. Trong đó, đã và đang triển khai thực hiện giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho 158 hộ, nhà ở 322 hộ, đất sản xuất 253 hộ, chuyển đổi nghề 435 hộ, nước sinh hoạt phân tán 1.949 hộ và 29 công trình nước sinh hoạt tập trung với nguồn vốn 56,4 tỉ đồng.

Hiện huyện đang triển khai quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư những nơi cần thiết ở các xã với nguồn vốn 16 tỉ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị với nguồn vốn 30,9 tỉ đồng; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc với nguồn vốn 85,8 tỉ đồng.

Hỗ trợ phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với nguồn vốn 21,2 tỉ đồng; hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch với nguồn vốn 22,6 tỉ đồng; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em với nguồn vốn 3,3 tỉ đồng; hỗ trợ đầu tư phát triển nhóm đồng bào DTTS rất ít người và nhóm đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn với nguồn vốn 21,2 tỉ đồng; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN và kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình với nguồn vốn 1,4 tỉ đồng.

Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống của Nhân dân được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn và miền núi khởi sắc, khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp dần. Kết quả tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, toàn huyện còn 6.068 hộ nghèo trên tổng 22.942 hộ dân, chiếm tỉ lệ 26,45%; hộ cận nghèo còn 2.171 hộ, chiếm tỉ lệ 9,46%. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an sinh xã hội thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn giữ vững ổn định.

Thời gian tới huyện Hướng Hóa tiếp tục hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất nhằm hỗ trợ đồng bào các DTTS. Khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào DTTS&MN so với bình quân chung của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, giảm 20% - 40% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản giảm tối đa xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo trong nước tăng mạnh

PV |

Từ nay đến cuối năm nếu thời tiết không diễn biến bất thường thì sản lượng lúa sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và xuất khẩu.

Cuộc khủng hoảng lúa gạo toàn cầu đang leo thang

Chấn Hưng |

Quyết định cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang bắt đầu có hiệu ứng domino trên toàn thế giới.

Gia tăng lợi nhuận nhờ trồng lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm

Lê An |

Thời gian qua, nhờ những cơ chế hỗ trợ thiết thực của tỉnh Quảng Trị, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, nổi bật là các mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch ở Triệu Phong

Ngọc Trang |

Những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chú trọng canh tác lúa theo hướng nông nghiệp sạch tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng.