Hỗ trợ hướng dẫn viên gặp khó khăn do dịch COVID-19

XM |

Trong Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, lần đầu tiên, hướng dẫn viên được nhắc đến là đối tượng được hỗ trợ do gặp khó khăn bởi dịch COVID-19.

Hỗ trợ 1 lần

Ông Bùi Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Hướng dẫn viên Việt Nam cho biết: Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trong suốt thời gian qua đã tác động lớn đến du lịch. Gần như lĩnh vực du lịch đón khách quốc tế (inbound) và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài (outbound) tê liệt. Hướng dẫn viên (HDV) hai mảng này gần như thất nghiệp, một số ít chuyển sang mảng du lịch nội địa nhưng gần nhưng cũng trong tình trạng phập phù.

Từ khi đợt dịch bùng phát trong cộng đồng lần thứ 4 vào cuối tháng 4 năm nay, gần như các hoạt động du lịch rơi vào trạng thái ngủ đông. HDV mảng nội địa cũng lâm vào trạng thái thất nghiệp và nhiều người chuyển sang nghề khác mưu sinh.

Hướng dẫn viên giới thiệu điểm du lịch Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN.
Hướng dẫn viên giới thiệu điểm du lịch Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN.

Do đó, trong Nghị quyết 68, tại mục 9, khoản II quy định hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với HDV du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021. “Đây là chính sách hỗ trợ kịp thời dành cho nhóm đối tượng HDV gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua”, ông Bùi Văn Dũng cho biết.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), tổng số lượng HDV du lịch đã được cấp thẻ trên toàn quốc hiện nay là 26.721 người. Trong đó 16.965 HDV du lịch quốc tế, 8.743 HDV du lịch nội địa và 1.013 HDV du lịch tại điểm.

Theo Bộ VHTTDL, đội ngũ HDV này có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch, mang lại lợi ích cho nền kinh tế của đất nước suốt thời gian qua. Vì vậy, khi lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị quyết này, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội đề nghị bổ sung vào mục II dự thảo Nghị quyết đối tượng và nội dung hỗ trợ là HDV.

Theo Bộ VHTTDL, HDV đã bị mất việc làm do hoạt động du lịch bị đình trệ từ khi bùng phát dịch bệnh đầu năm 2020 đến nay, đặc biệt là từ tháng 5/2021 đến nay. Các chính sách hỗ trợ người lao động đã được ban hành năm 2020 chưa chỉ rõ đối tượng HDV du lịch nên họ chưa được hưởng bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Chính phủ.

Khắc phục những bất cập hỗ trợ trước đây

Ông Bùi Văn Dũng cho biết: Năm 2020, với gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, đối tượng là HDV gần như được hỗ trợ rất ít. Theo khảo sát của Hội thì chỉ có khoảng 10 người được hưởng. Lý do là trong văn bản hướng dẫn chỉ ghi chung chung là người làm tại cơ sở du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên tùy từng địa phương sẽ có cách hiểu và áp dụng khác nhau. Cho nên nhiều HDV khi làm thủ tục theo hướng dẫn gửi chính quyền địa phương đều bị gạt ra.

Anh Nguyễn Hưng Nguyễn, HDV tại Nghệ An cho biết: "Năm 2020, tôi có làm đơn hưởng trợ cấp theo hướng dẫn từ thông tin trên truyền thông. Tuy nhiên, khi mang hồ sơ đến chính quyền nơi tôi cư trú là xã Nghi Phú (Thành phố Vinh, Nghệ An) thì cán bộ chính sách tại đây cho biết trong danh mục hỗ trợ không có ngành nghề HDV nên muốn được hỗ trợ phải lên Phòng LĐTBXH của thành phố".

“Do thấy thủ tục khá phức tạp nên tôi từ bỏ ý định xin hỗ trợ dù gặp khó khăn. Trước khi có dịch bệnh, bình quân mỗi tháng thu nhập của tôi khoảng 7-8 triệu đồng. Khi dịch bùng phát từ đầu năm 2020 thì công việc phập phù. Còn từ tháng 5/2021 đến nay, tôi và nhiều đồng nghiệp thất nghiệp và chuyển công việc khác”, anh Nguyễn chia sẻ.

Đây cũng là tình trạng chung của các HDV hiện nay và mong muốn có sự tiêu chí cụ thể, rõ ràng từ phía cơ quan chức năng để không phải làm hồ sơ thủ tục như năm 2020.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho biết: Hiện Bộ VHTTDL cũng đang chờ hướng dẫn từ phía Bộ LĐTBXH. Tuy nhiên, để tránh bị trùng lắp thì việc chi trả hỗ trợ sẽ thực hiện tại địa phương. Phía Vụ cũng đang rà soát danh sách HDV còn có thẻ hướng dẫn còn còn hiệu lực để cung cấp cho địa phương.

Còn đại diện Bộ LĐTBXH cho biết, sau khi có Nghị quyết 68/NQ-CP, hiện Bộ đang lấy ý kiến các bộ ngành hữu quan để hoàn thiện Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó sẽ có hướng dẫn cụ thể tiêu chí, thủ tục đối tượng được hưởng để các đơn vị, địa phương thực hiện trong thời gian sớm nhất.

(Nguồn: Báo Tin Tức)

TAGS

Ai được hỗ trợ tiền mặt do khó khăn vì COVID-19 theo Nghị quyết số 68?

Hồng Kiều |

Trong 12 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, có 5 chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm hoãn hợp đồng lao động do COVID-19.

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng có những điểm mới gì?

Thanh Mai |

Trẻ em nhiễm nCoV hoặc cách ly y tế được ngân sách Nhà nước chi trả phí điều trị và tiền ăn.

Dự kiến gói 26.000 tỷ đồng hỗ trợ lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch COVID-19

Thanh Mai |

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan soạn thảo và các bộ ngành liên quan bám sát, thực hiện nghiêm túc các kết luận của Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị đồng ý hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động

Nguyễn Hồng Điệp |

Tại phiên họp do Tổng Bí thư chủ trì, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.