Hướng Hóa: Tình trạng di cư tự do và không kết hôn vợ chồng vẫn còn tiếp diễn

Tây Long |

Theo thông tin từ UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), thời gian qua, tình trạng di cư tự do, không kết hôn vợ chồng vẫn còn diễn ra trên địa bàn. Đầu năm 2024, lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện vừa phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát và thống kê cụ thể.

Qua rà soát 463 trường hợp, đoàn đã phát hiện có 42 trường hợp di cư tự do và 421 trường hợp vợ chồng nhưng không kết hôn. Số trẻ em là con của công dân Việt Nam và người không quốc tịch đã được đăng ký khai sinh là 589 trường hợp. Hiện tại, trên địa bàn còn 38 trẻ là con của công dân Việt Nam và người không quốc tịch chưa được đăng ký khai sinh.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng. Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đã mở rộng thẩm quyền của UBND cấp xã về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới và thẩm quyền của cấp huyện về đăng ký hộ tịch tại các xã, thị trấn ngoài biên giới.

Tuy nhiên, pháp luật của nước bạn Lào quy định về thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân đối với công dân Lào vẫn còn khá phức tạp. Thẩm quyền trong lĩnh vực này thuộc về Bộ Tư pháp và lãnh sự quán Bộ Ngoại giao Lào.

Vì thế, người dân gặp khá nhiều khó khăn khi làm thủ tục. Trong khi đó, phần lớn người dân di cư qua Việt Nam sinh sống không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Lào. Vì vậy, họ không đủ điều kiện để thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn theo Luật Hộ tịch năm 2014.

Theo ghi nhận, phần lớn cư dân hai bên biên giới có quan hệ họ hàng, thân tộc từ lâu. Do điều kiện KT - XH có sự chênh lệch nên người dân di cư sang nước bạn với hy vọng có cuộc sống tốt hơn.

Mặt khác, vì sống ở vùng sâu, vùng xa nên trình độ, nhận thức về pháp luật của người dân ở đây còn hạn chế. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư tự do, không kết hôn vợ chồng vẫn tiếp diễn mặc dù các cấp, ngành, đơn vị liên quan đã tích cực vào cuộc.

Việc tình trạng di cư do, không đăng ký kết hôn tiếp diễn đã và đang gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Gần 400 em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số được truyền thông ngăn ngừa tảo hôn

Huyền Trang |

Trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động chương trình GEM – DGD năm 2023, hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/10, ngày 9/10, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Plan International tại Quảng Trị tổ chức truyền thông ngăn ngừa tảo hôn và tổng kết sáng kiến truyền thông do trẻ em dẫn dắt.

Tập trung ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kô Kăn Sương |

Công tác phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua được các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm triển khai với nhiều giải pháp tích cực và đạt những kết quả khả quan. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Lứa tuổi học sinh tham gia phòng, chống nạn tảo hôn

Hiếu Giang |

Nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã để lại nhiều hậu quả về sức khỏe và tâm lý đối với trẻ em. Để ngăn chặn thực trạng này và giúp giảm thiểu vấn nạn tảo hôn, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh phối hợp cùng các chương trình, dự án, các đơn vị, địa phương đã đưa nội dung tuyên truyền giới tính vào trong trường học, nhất là ở khối THCS và THPT.

Tập huấn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HL |

Ngày 05/6/2023, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị tổ chức tập huấn Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.