Huyện Đakrông thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi

Hồ Sỹ Phùng |

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên trong kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, cùng với các cấp, ngành, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Đakrông (Quảng Trị) đã tập trung huy động nguồn lực tài chính, tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện kế hoạch giảm nghèo của huyện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Qua 20 năm triển khai thực hiện, với mô hình tổ chức và phương thức hoạt động mang tính đặc thù, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đakrông từng bước hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, xây dựng được phương thức cho vay ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội liên hiệp phụ nữ; hội nông dân; hội CCB và đoàn thanh niên nhằm đảm bảo cho việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng chính sách xã hội đạt hiệu quả, đáp ứng nguồn vốn cho hơn 24.000 lượt hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận vay vốn tín dụng, chính sách ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

Người nghèo ở xã Mò Ó, huyện Đakrông nhận vốn vay ưu đãi tại điểm giao dịch - Ảnh: S.P
Người nghèo ở xã Mò Ó, huyện Đakrông nhận vốn vay ưu đãi tại điểm giao dịch - Ảnh: S.P

Với việc triển khai đồng bộ các chính sách phù hợp, tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân tại địa phương, nhằm giúp đối tượng này có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong 20 năm thực hiện tín dụng chính sách theo Nghị định số 78/2002/ NĐ-CP của Chính phủ, huyện đã tập trung nguồn lực tín dụng qua Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu đề ra.

Đến nay tổng nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt hơn 392 tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay 18 chương trình tín dụng đạt hơn 390,2 tỉ đồng, tăng hơn 43,2 tỉ đồng so với đầu năm. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, hằng năm, UBND huyện luôn quan tâm dành một phần nguồn vốn ngân sách ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, nâng tổng số vốn ngân sách huyện ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đến nay là 1,28 tỉ đồng.

Thông qua mạng lưới 171 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động hiệu quả tại 78 thôn, bản thuộc quản lý của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, nguồn vốn các chương trình tín dụng được bảo toàn và phát triển không ngừng, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Từ nguồn vốn ưu đãi, bà con tại các xã sử dụng hiệu quả, đầu tư đúng hướng chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ. Từ nguồn vốn chính sách, nhiều gương sản xuất giỏi làm giàu xuất hiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm trên 5%.

Ông Hồ Văn Muôi, thôn Cù Tài I, xã A Bung cho biết: “Trước đây, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn nhưng từ khi tiếp cận được nguồn vốn chính sách, ông đã phát triển mô hình VAC, chăm lo con cái học hành chu đáo, từng bước vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để”.

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đakrông Ngô Văn Bảo trao đổi: “Trong 20 năm, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của Nhân dân trên địa bàn huyện.

Đây là một trong những “đòn bẩy” giúp người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, góp phần phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Trong những năm tới huyện Đakrông tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các chương trình, kế hoạch về tín dụng chính sách xã hội của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và năng lực hoạt động của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đakrông.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế

PV |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 1156/CĐ-TTg ngày 12/12/2022 về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Đề xuất cho NHTM mua lại trái phiếu sắp tới hạn, xử lý như tín dụng đặc biệt

An Ly |

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đề xuất cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước tham gia mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt.

Vươn lên từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Anh Vũ |

Từ một hộ nghèo với hai bàn tay trắng nhưng nhờ sự nỗ lực vượt khó cùng với sự “tiếp sức” từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, anh Lê Phước Hoàng ở thôn Lâm Lang 2, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) không những vươn lên thoát nghèo mà còn trở thành hộ giàu, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế trang trại đa cây, đa con.

Quỹ Tín dụng nhân dân Hồ Xá đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất cho người dân

Nguyên Đồng |

Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Hồ Xá được thành lập năm 1997, hoạt động trên địa bàn thị trấn Hồ Xá và 3 xã Vĩnh Long, Vĩnh Hòa, Trung Nam, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).