Khánh kiệt vì bệnh hiểm nghèo

Phú Hải |

Đã hơn một năm nay, bà Trần Thị Thu Thủy (SN - 1968) ở thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị) phải vay mượn khắp nơi để chữa trị căn bệnh ung thư xương quai hàm cho chồng là ông Trần Đường (1963). 

Việc phải thuốc thang điều trị thường xuyên cho chồng với chi phí cao, kéo dài đã khiến cuộc sống của gia đình nghèo ngày càng rơi vào bế tắc...

Trong căn nhỏ đơn sơ, xuống cấp nằm sâu trong con đường nhỏ ở thôn Phú Ốc, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, không khí của gia đình bà Thủy luôn chìm trong sự u buồn, nặng nề bởi sự lo lắng, những tiếng thở dài bất lực, lẫn thanh âm phát ra não nề mỗi khi cơn đau hành hạ thân xác ông Đường.

Bà Trần Thị Thu Thủy nén cơn đau để chăm sóc chồng bị bệnh ung thư xương quai hàm đã hơn một năm nay - Ảnh: N.B
Bà Trần Thị Thu Thủy nén cơn đau để chăm sóc chồng bị bệnh ung thư xương quai hàm đã hơn một năm nay - Ảnh: N.B

 “Căn nhà này vợ chồng tôi xây tạm bợ cũng gần 30 năm rồi nên giờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Từ khi chồng tôi mắc căn bệnh ung thư xương quai hàm đến nay, kinh tế gia đình ngày càng khánh kiệt. Tuy chồng tôi đau ốm nhưng vẫn phải nằm trên tấm sạp được làm bằng gỗ tạp đặt ở một góc nhà ẩm thấp. Người thân trong gia đình thấy quá cám cảnh nên giúp cho chiếc giường sắt để nằm điều trị bệnh. Nhưng ngặt nỗi, nhà chật hẹp quá không thể bố trí vừa chiếc giường như thông thường nên buộc phải cắt bỏ đi một phần, để lại một phần chỉ đủ một mình chồng tôi nằm. Mấy hôm nay, sức khỏe của chồng tôi càng yếu đi, các khối u liên tục di căn và một số khối u bị vở nên mỗi ngày phải dùng nhiều loại thuốc đắt tiền để duy trì sự sống. Khó khăn bủa vây, hết vay mượn lại nhờ người thân giúp đỡ, nhiều khi rơi vào bế tắc, tuyệt vọng nhưng tôi không đành để chồng rời xa mình và các con mãi mãi...", bà Trần Thị Thu Thủy nói nghẹn ngào.

Ông Trần Đường rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác - Ảnh: N.B
Ông Trần Đường rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác - Ảnh: N.B

Cách đây 34 năm, ông Đường nên duyên chồng vợ cùng bà Thủy. Ngày đó, tuy kinh tế khó khăn nhưng đôi vợ chồng nghèo vẫn gắng gượng nuôi 3 người con ăn học. Nhiều năm nay, ông Đường làm nhiều nghề để mưu sinh nhưng chủ yếu là phụ thợ hồ quanh các vùng trong xã, bà Thủy cũng làm vườn, giữ trẻ thuê nên kinh tế gia đình không đến nỗi quá khó khăn.

Khoảng tháng 5/2022, thấy sức khỏe sa sút, thường xuyên mệt mỏi nên ông Đường đi khám và phát hiện ra mình bị ung thư xương quai hàm. Thông tin đó đã khiến đôi vợ chồng nghèo như chết lặng. Tuy nghèo khó nhưng bà Thuỷ vẫn quyết chạy vạy khắp nơi mượn tiền đem chồng vào Bệnh viện Trung ương Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) rồi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh chữa trị trong thời gian dài.

Mới đây, căn bệnh ung xương thư quai hàm của ông Đường ngày càng nặng, biến chứng, nhiều khối u di căn, bị vở nên bà Thủy đành phải ngậm ngùi đưa chồng về nhà điều trị. "Bản thân tôi mắc chứng bệnh thần kinh tim và sỏi mật nhưng phải gắng gượng đi giữ trẻ thuê để trang trải chi phí sinh hoạt, thuốc thang cho cả hai vợ chồng.

Nhưng thời gian gần đây, chồng tôi luôn cần người bên cạnh để chăm sóc sớm hôm nên tôi buộc phải ở nhà. Hai đứa con gái đầu đã lập gia đình nhưng đều nghèo khó nên chẳng giúp được gì nhiều đành phải nhờ vào người thân, xóm giềng, nhà hảo tâm giúp đỡ", bà Thủy tâm sự.

Hoàn cảnh gia đình bà Trần Thị Thu Thủy, ông Trần Đường ngày càng khánh kiệt vì bệnh tật bủa vây - Ảnh: N.B
Hoàn cảnh gia đình bà Trần Thị Thu Thủy, ông Trần Đường ngày càng khánh kiệt vì bệnh tật bủa vây - Ảnh: N.B


Hiện nay, chi phí điều trị bệnh mỗi ngày cho ông Đường tốn kém khoảng 1 triệu đồng nên ngày nào bà Thủy cũng lo âu, tất tả trong chuyện vay mượn tiền, cậy nhờ người thân giúp đỡ.

"Bác sĩ khuyên tôi nên thu xếp thời gian, kinh phí để sớm phẫu thuật căn bệnh sỏi mật và duy trì chữa trị bệnh thần kinh tim. Tôi biết phẫu thuật sớm là tốt và nghỉ ngơi, thuốc thang đều đặn sẽ có lợi cho căn bệnh thần kinh tim nhưng chứng kiến chồng đau quằn quại từng giờ, từng ngày, tiền bạc đã khánh kiệt nên trước mắt là muốn dành hết mọi thứ để giành lấy sự sống cho chồng, bản thân tôi sau này hẵng tính tiếp", bà Thủy nói trong buồn bã.

Hiện nay, mỗi ngày bà Thủy đều phải chạy đôn đáo khắp nơi vay mượn tiền, cầu khẩn sự giúp đỡ từ người thân, cộng đồng giúp đỡ để giành lấy sự sống cho chồng mình. Hành trình ấy sẽ còn dài và dần dần rơi vào khó khăn, thậm chí là bế tắc... Không những thế, việc học của cậu con trai út (lớp 9, Trường THCS Gio Sơn) sẽ còn lắm chông chênh ở phía trước. Hơn bao giờ hết, gia đình bà Thủy, ông Đường rất mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để tiếp thêm sức mạnh vượt qua khốn khó, tiếp tục chống chọi với bệnh tật bủa vây ...

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tuổi thọ trung bình của người Việt hơn 73 tuổi nhưng kèm nhiều bệnh

PV |

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

Bệnh tật bủa vây mái tranh nghèo

Tây Long |

Hay tin con trai út của vợ chồng ông Hồ Văn Thiên ngã bệnh, người dân thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị), đều thương cảm. Nhiều năm nay, vợ chồng ông Thiên đi viện như cơm bữa. Mới đây, vì gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, con trai ông bà cũng nhập viện, chưa biết lúc nào có thể trở về với gia đình.

5 dấu hiệu sớm nhất của bệnh suy thận dễ nhầm với bệnh vặt

Ngọc Ái |

Nhiều người chưa đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của suy thận. Bệnh này không chỉ gây đau đớn kéo dài mà còn có thể dẫn tới tử vong.

Dành số tiền thưởng từ cuộc thi viết “Ký ức Khe Sanh” tặng bệnh nhân nghèo

Nguyễn Khiêm |

Sau khi nhận giải cuộc thi, chị Kô Kăn Sương, công tác tại Báo Quảng Trị đã dành trọn số tiền đoạt giải để tặng bệnh nhân nghèo tại Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).