Kinh nghiệm chống lũ ở một vùng quê thấp trũng

Nguyễn Vinh |

Lâu nay, xã Triệu Giang được biết đến là “rốn lũ” của huyện Triệu Phong (Quảng Trị).

Ở đây, hằng năm phải hứng chịu rất nhiều đợt lũ lớn, nhỏ. Ông Hoàng, thôn Tiền Kiên, xã Triệu Giang chia sẻ: “Tôi sinh ra và sống ở đây từ nhỏ đến nay 85 tuổi nên biết rất rõ vùng đất này. Do đặc điểm thấp trũng lại nằm bên dòng sông Thạch Hãn nên mùa hè mát mẻ, cây cối tốt tươi nhưng mùa mưa thì phải hứng chịu rất nhiều đợt lũ. Đặc biệt, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, tình trạng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng, như năm 2020 xã phải hứng chịu 5 đợt lũ lớn. Điều chưa từng thấy là đợt lũ trước chưa kịp rút thì đợt lũ sau chồng lên, nước vào nhà cao trên 1m. Lũ lớn cũng làm cho bờ sông Thạch Hãn sạt lở đất vào tận chân đường, sát với khu dân cư. Tuy vậy, trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, người dân ở đây cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống lũ lụt”…
Một trong những kinh nghiệm chống lũ của người dân Triệu Giang là nhà nào có điều kiện khi xây nhà làm nền cao hơn mốc lũ của những năm trước để tránh lũ; nhà không có điều kiện thì sắm chiếc ghe nhỏ, làm cái chạn (gác lửng) trong nhà để kê đồ. Hễ thấy gió Đông thổi mạnh, nước sông Thạch Hãn chuyển từ trong xanh sang màu bàng bạc là ai nấy sẵn sàng chất đồ đạc lên chạn. Muốn có chạn, nhà có điều kiện một chút thì làm bằng gỗ, bằng sắt kiên cố, còn nhà nghèo thì chọn những cây tre thẳng, già, chắc để làm.

Nhà tránh lũ thôn Tiền Kiên, một địa điểm đảm bảo an toàn cho người dân sơ tán đến khi có lũ lụt xảy ra - Ảnh: NV
Nhà tránh lũ thôn Tiền Kiên, một địa điểm đảm bảo an toàn cho người dân sơ tán đến khi có lũ lụt xảy ra - Ảnh: NV

Ông Hoàng chia sẻ thêm, mấy năm trở lại đây, nhà nước đầu tư xây dựng cho hai thôn Tiền Kiền và Tả Kiên nhà tránh lũ nên người dân rất yên tâm. Khi nước lũ bắt đầu mấp mé vào nhà thì người già, trẻ em được đưa tới trú ở nhà tránh lũ của thôn rất an toàn. Bên cạnh đó, kè chống xói lở bờ sông Thạch Hãn năm nay đã được nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố nên người dân ở đây đã yên tâm khi mùa mưa lũ năm 2021 đang đến gần.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm phòng, chống thiên tai, đặc biệt là phòng, chống lũ, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Giang Phan Văn Đông cho biết, hằng năm sau mùa bão lũ, xã, thôn và đơn vị đóng trên địa bàn xã tổ chức tổng kết, đánh giá thiệt hại về người và tài sản, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra giải pháp phòng, chống thiên tai cho năm tới. Theo đó, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đoàn thể, thôn tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, Nhân dân ứng phó có hiệu quả mọi tình huống thiên tai xảy ra. Đối với công tác PCTT&TKCN năm 2021, bám sát sự lãnh đạo của cấp trên và tình hình của địa phương, xã xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc từ xã đến trường học, trạm y tế, thôn, hợp tác xã, khu dân cư bảo đảm thông suốt hai chiều trong mọi tình huống. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực khi có lệnh triển khai phương án PCTT&TKCN của cấp trên. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tình hình lụt bão xảy ra trên địa bàn cho trưởng ban, tiểu ban PCTT&TKCN các cơ quan, đơn vị biết để thông báo cho cán bộ, Nhân dân tổ chức phòng tránh, ứng phó, cứu nạn, cứu trợ, giúp đỡ nhau trước, trong và sau bão, lũ.

Đồng thời thành lập đội xung kích PCTT&TKCN xã gồm 20 người được tuyển chọn từ lực lượng dân quân, công an xã, đoàn thanh niên, hội viên xung kích, hội chữ thập đỏ do Ban Chỉ huy Quân sự xã tổ chức phối hợp với các tổ chức quản lý, điều động theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã. Giao Ban Chỉ huy Quân sự xã có trách nhiệm sử dụng thuyền máy của UBND xã, huy động trong Nhân dân chuẩn bị lực lượng, thực phẩm, máy cưa, nhiên liệu dự phòng… để làm nhiệm vụ kiểm tra cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu. Lãnh đạo trường học phụ trách các tổ PCTT&TKCN tại các trường để thực hiện công tác phòng, chống lụt bão tại trường học. Trưởng thôn làm trưởng tiểu ban, giám đốc hợp tác xã làm phó tiểu ban; các thôn, HTX, lực lượng dân quân tự vệ, đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể tuyển chọn người có sức khỏe tốt tham gia công tác phòng, chống lụt, bão. Tổ chức các đội, lực lượng cứu hộ ở mỗi tiểu ban từ 10-15 người tùy theo từng cơ quan, các thôn phù hợp với tính chất yêu cầu đặt ra.

Ông Phan Văn Đông cho biết thêm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã chịu trách nhiệm bảo vệ, phòng chống khu vực trụ sở UBND xã, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trạm y tế, đê Tiền - Tả, cầu Bến Lội. Ngoài ra, phối hợp với các thôn ứng cứu người và tài sản khi thiên tai xảy ra trên địa bàn. Đặc biệt quan tâm hỗ trợ ứng phó lũ đối với vùng ven sông, vùng ngập sâu, vùng bị cô lập và nước chảy mạnh. Thôn Phú Mỹ Kiên chịu trách nhiệm bảo vệ các công trình công cộng. Bố trí lực lượng trực, chốt chặn và có kế hoạch di dời các hộ dân ở khu vực xung yếu, thấp trũng khi có lệnh của cấp trên. Các thôn có trách nhiệm bảo vệ đập ngăn mặn thôn, đập ngăn mặn xã và các công trình công cộng. Lực lượng công an, quân sự xã bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong quá trình thiên tai xảy ra, sẵn sàng lực lượng ứng cứu khi có lệnh. Phối hợp với lãnh đạo các trường học để bảo vệ, PCTT&TKCN. Trạm y tế chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế, cơ sở vật chất, thuốc để sẵn sàng sơ cứu nạn nhân, bệnh nhân trong lụt bão cũng như xử lý vệ sinh môi trường sau lụt bão. Các trường học ngoài làm tốt công tác phòng, chống lụt bão, tuyệt đối không được để học sinh chèo ghe thuyền đi trong nước lũ, không lội qua các đoạn đường nước ngập chảy xiết. Theo dõi diễn biến tình hình lụt bão để cho học sinh nghỉ học khi có chỉ đạo của cấp trên. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chủ động PCTT&TKCN, vận động quyên góp giúp đỡ nhau khi lụt bão xảy ra. Tổ chức tiếp nhận hàng cứu trợ kịp thời cho Nhân dân bị thiệt hại…

Nhờ làm tốt công tác phòng, chống thiên tai, nhất là phòng chống lũ nên nhiều năm qua trên địa bàn xã Triệu Giang không xảy ra thiệt hại về người và tài sản trong nhà, chỉ thiệt hại các công trình công cộng, ruộng vườn bị đất đá bồi lấp. Tuy nhiên, khi bão lũ đi qua, cấp ủy, chính quyền các cấp kịp thời khắc phục nên cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân sớm ổn định.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Triển khai công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ

Thắng Trung |

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, người dân nên hết sức cảnh giác, quan sát kỹ các hiện tượng biến động lạ về địa chất, nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có lũ quét.

Mưa lớn khắp cả nước, đề phòng lũ quét vùng núi, ngập úng ở vùng trũng

Lý Thanh Hương |

Ngày 27/9, mưa lớn tiếp diễn tại khu vực Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại vùng trũng thấp.

Nghệ An: Mưa lũ làm một người mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị ngập

Nguyễn Văn Nhật |

Theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, đến sáng 26/9, mưa lũ đã làm một người mất tích, 696 ngôi nhà bị ngập, 5 nhà bị đất đá sạt lở tràn vào...

Mưa lớn ở nhiều khu vực trên cả nước, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Lý Thanh Hương |

Ngày và đêm 26/9, khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình có mưa vừa, mưa to; người dân nên hết sức cảnh giác, quan sát kỹ các hiện tượng biến động lạ về địa chất.