Người phụ nữ khuyết tật tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo

Thu Hạ |

Không muốn là gánh nặng cho xã hội, cũng không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước nên dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn nhưng với ý chí, sự quyết tâm, lòng tự trọng, bà Trần Thị Lục (64 tuổi), ở Khu phố 2, Phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vẫn tự nguyện viết đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Càng đáng trân trọng và cảm phục hơn khi bản thân bà Lục là người khuyết tật, sống neo đơn một mình không người nương tựa.

35 năm trước, sau một vụ tai nạn tàu hỏa, bà Lục vĩnh viễn mất đi đôi chân lành lặn. Trở thành người khuyết tật ở tuổi 29, bà phải mất gần 2 năm mới có thể vực lại tinh thần, tìm cho mình một công việc mưu sinh, kiếm sống qua ngày. “Trước khi gặp biến cố, tôi cũng là cán bộ nhà nước, cũng có nhiều ước mơ, hoài bão và dự định cho tương lai. Thế nhưng, tai nạn đã lấy mất của tôi một phần thân thể, tôi suy sụp rất nhiều, nhưng quyết không gục ngã. Hơn 30 năm nay, tôi sống một mình trong căn nhà nhỏ này, hằng ngày mưu sinh bằng nghề bán bánh mì và một số món điểm tâm sáng. Tuy cuộc sống còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn nhưng tôi cảm thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người bởi vẫn lao động được, có thể tự mình nuôi sống bản thân”, bà Lục chia sẻ.

Mặc dù khiếm khuyết đôi chân nhưng bà Lục vẫn tự mình kiếm sống bằng nghề bán bánh mì - Ảnh: H.T​
Mặc dù khiếm khuyết đôi chân nhưng bà Lục vẫn tự mình kiếm sống bằng nghề bán bánh mì - Ảnh: H.T​

Tháng 11/2020, bà Lục tự nguyện viết đơn gửi UBND Phường 5, thành phố Đông Hà để xin được ra khỏi diện hộ nghèo sau nhiều năm liên tiếp nằm trong diện này. Bà Lục nói: “Dù biết xin ra khỏi diện hộ nghèo tôi sẽ mất đi một số quyền lợi, hơn nữa việc buôn bán hiện tại cũng rất bấp bênh, thu nhập ít ỏi vì tôi là người khuyết tật, cao tuổi nhưng nghĩ đến việc Nhà nước đã giúp đỡ, hỗ trợ nhiều năm nay, trong khi hằng tháng tôi đã được hưởng số tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật là 540 ngàn đồng nên tôi tự nguyện xin được ra khỏi diện hộ nghèo”.

Hiện tại, ngoài thời gian bán hàng, bà Lục còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, các môn thể thao dành cho người khuyết tật. Bà cũng là người thường xuyên giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, không may trong cuộc sống và được người dân trong khu phố kính trọng, yêu mến.

Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ Khu phố 2, Phường 5, thành phố Đông Hà Nguyễn Thị Hảo cho biết: “Khi bà Trần Thị Lục bày tỏ nguyện vọng được rút khỏi diện hộ nghèo của địa phương, chúng tôi rất bất ngờ. Bởi hoàn cảnh khó khăn của bà Lục ai cũng hiểu và cảm thông. Dù hoàn cảnh éo le, vô cùng khó khăn nhưng bà Lục là người cần cù, chịu khó, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống bằng chính đôi tay và sức lực của mình, chứ không ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội. Bà Lục xứng đáng là một tấm gương phụ nữ điển hình trong phong trào phụ nữ vượt khó để nhiều người học tập và noi theo”.

Lâu nay, những câu chuyện về những người khó khăn xin ra khỏi diện hộ nghèo rất ít gặp, bởi nhiều người còn mang nặng tư tưởng ỷ lại để được hưởng các chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, cái nhìn lạc quan, suy nghĩ tích cực, yêu lao động, quyết tâm ra khỏi diện hộ nghèo để tự mình vươn lên, làm chủ cuộc sống như bà Lục thật đáng trân trọng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Quảng Trị: Trẻ sơ sinh, người già, người khuyết tật…khẩn trương “chạy bão” trong đêm

Tiến Nhất |

Tối 14/11, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra công tác phòng chống cơn bão số 13 và chỉ đạo các địa phương phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, cung cấp đầy đủ lương thực, thuốc men… tại các điểm tránh trú bão của người dân.

Gặt lúa giúp người khuyết tật

Tây Long |

Hôm nay 4/10/2020, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Ba Nang, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị vừa tham gia gặt lúa giúp một hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Ba Nang, huyện Đakrông (Quảng Trị).

Nghị lực của một người phụ nữ khuyết tật

Thế An - Hồng Quân |

Sinh ra và lớn lên không may mắn khi cơ thể bị khuyết tật, tuy nhiên, không vì vậy mà chị Lê Thị Yên ở thôn Đức Xá xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) lại buông xuôi, phó mặc cho số phận. Bằng ý chí và nghị lực, chị đã vươn lên làm chủ cuộc sống với mức thu nhập bình quân mỗi năm hơn 150 triệu đồng, là tấm gương phát triển kinh tế của phụ nữ khuyết tật trên địa bàn.

Chàng trai khuyết tật "truyền cảm hứng" chỉ với 1 ngón tay

Đinh Hiền |

Chỉ với 1 ngón tay còn hoạt động nhưng Đặng Minh Tuấn hiện đang làm cùng 1 lúc 3 công việc không chỉ nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình mà còn trở thành “người truyền cảm hứng” cho cộng đồng người khuyết tật.