Nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" từ hàu sống

Thanh Mai |

Loại vi khuẩn này sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm rất nhanh.

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, gần đây, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện hàn lâm sang các bệnh truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus. Đây là loại vi khuẩn mệnh danh "ăn thịt người", sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... có thể gây hoại tử cân cơ (là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp sâu của da, tổ chức dưới da và lan tỏa xuống lớp cân cơ).

Những vết phỏng nước và hoại tử cỡ lớn trên chân bệnh nhân, sau khi nhiễm phải loài vi khuẩn nguy hiểm từ hải sản sống - Ảnh: Bệnh viện 108
Những vết phỏng nước và hoại tử cỡ lớn trên chân bệnh nhân, sau khi nhiễm phải loài vi khuẩn nguy hiểm từ hải sản sống - Ảnh: Bệnh viện 108

Bệnh nhân mới nhất là nam 59 tuổi ở Hải Phòng nhập viện ngày 30/6. Bệnh nhân này từng ăn hải sản chưa nấu kỹ, chỉ sau vài giờ ăn thì bị đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu). Ngoài ra còn bị nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, cân cơ vùng tứ chi, cấy 2 mẫu máu đều dương tính với vi khuẩn này. Tình hình hiện tại của bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng tử vong, gia đình xin cho bệnh nhân về sau 4 ngày điều trị.

Loại vi khuẩn nêu trên sống tự do trong nước biển và nước lợ của vùng cửa sống, hoặc ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... có thể gây ra bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn này gây tỉ lệ tử vong cao, lên đến 50 - 90%.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Một thống kê trên 180 bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này cho thấy có gần 93% có ăn hàu sống trong 2 ngày trước đó.

Bệnh có thể lây truyền nếu có vết thương mà hoạt động trên biển, đã có trường hợp bị nhiễm vi khuẩn chỉ vì vết thương nhỏ như vết đêm của con tôm, do va phải vỏ hàu và chảy máu khi tắm biển. Nếu có vết thương từ trước và tiếp xúc với vi khuẩn thì cũng bị lây.

Các bác sĩ cũng cảnh báo khả năng lây lan trong tất cả mọi người, những trường hợp dễ mắc bệnh hơn là: người nghiện rượu, bệnh gan mạn tính, tan máu bẩm sinh, suy giảm sức đề kháng như người đái tháo đường, suy thận, u lympho, nam giới đặc biệt là nam giới cao tuổi dễ mắc hơn nữ giới.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Đã chích vắc-xin bạch hầu vẫn có thể bị bệnh?

Thanh Mai |

"Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch", thạc sĩ - bác sĩ Hồ Vĩnh Thắng cho biết.

Trao quà cho gia đình bị hỏa hoạn tại xã Tà Long

Minh Vũ - Quang Duy |

Đoàn công tác huyện Đakrông (Quảng Trị) do đồng chí Hồ Thị Kim Cúc - Quyền Chủ tịch UBND huyện làm trưởng đoàn vừa đến thăm hỏi động viên gia đình ông Hồ Lâm trú tại thôn Trại Cá xã Tà Long bị hỏa hoạn.

Nhiều nỗi lo từ ma túy

Lâm Thanh |

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy và người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng đồng thời tính chất, mức độ vi phạm cũng ngày càng khó kiểm soát hơn. Đáng lo ngại nữa là nguy cơ ma túy xâm nhập học đường đang hiện hữu khi đối tượng sử dụng chất ma túy ngày càng “trẻ hóa”.

Quảng Trị: Cá thể rùa biển quý hiếm được cứu hộ 2 lần liên tiếp vì… đi lạc

Tiến Nhất |

Ngày 28/6, Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) cho biết, vừa tiến hành thả một cá thể rùa biển quý hiếm về môi trường tự nhiên.