Những hiểu biết “hoang đường” về thực phẩm

Thanh Hà |

Hàng ngày có hàng nghìn thông tin về sức khỏe được đăng tải trên mạng xã hội nhưng liệu có ai kiểm chứng chúng. Hãy cố gắng lắng nghe cơ thể bạn để tìm cách giữ gìn sức khỏe của chính mình.

Ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện đường tiêu hóa, uống sữa mỗi ngày để tránh thiếu canxi hay uống trà Nhật có chứa nhiều chất chống ôxy hóa có lẽ đều là những lời khuyên “hoang đường” về sức khỏe ai cũng đinh ninh là đúng, mà sự thật lại không phải vậy.

“Con người khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào những gì họ ăn và thói quen sống hàng ngày” - Giáo sư Hiromi Shinya.
“Con người khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào những gì họ ăn và thói quen sống hàng ngày” - Giáo sư Hiromi Shinya.

Bác sĩ Hiromi Shinya, MD - Trưởng khoa Phẫu thuật Nội soi, Bệnh viện Beth Israel (Mỹ), Giáo sư phẫu thuật lâm sàng, Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ) - đã viết trong cuốn “Nhân tố Enzyme” cho biết: “Ông chưa gặp một người nào ăn sữa chua mỗi ngày mà vẫn có một đường ruột khỏe mạnh. Rất nhiều người Mỹ đã và đang uống sữa mỗi ngày, ăn những sản phẩm được làm từ sữa từ khi còn nhỏ, nhưng nhiều người cũng thấy rằng cơ thể mình đang chống lại canxi và trong số đó phải chịu đau đớn từ bệnh loãng xương. Điều này cho thấy rằng, cơ thể họ đang chống lại canxi từ sữa. Là một bác sĩ người Nhật - Mỹ, tôi đã trị bệnh cho nhiều bệnh nhân ở Tokyo trong suốt vài tháng mỗi năm. Tôi thấy người Nhật uống trà giàu chất chống ôxy hóa thường xuyên thì có đặc tính dạ dày kém. Ví dụ, người uống số lượng lớn trà xanh thường bị teo dạ dày và đây là điều báo trước của ung thư”.

Giáo sư Hiromi Shinya nói rằng: “Một người với chức năng đường ruột kém thì không bao giờ khỏe mạnh”. Điều này đã được chứng minh từ sự theo dõi về y khoa ở hơn 300.000 bệnh nhân mà ông từng điều trị. Một người khỏe mạnh có đặc tính đường ruột sạch sẽ. Một dạ dày khỏe mạnh là lớp màng nhày có màu hồng, không có những chỗ sưng lên, đồng đều trên bề mặt và mạch máu dưới màng nhày không nhìn thấy được. Khi cơ thể khỏe mạnh, màng nhày trong suốt, xuất hiện ánh sáng phản xạ khi dùng đèn nội soi chiếu vào. Đường ruột của một người khỏe mạnh có màu hồng hoàn toàn, mềm, lớn và đồng đều.

Theo nghiên cứu, những người có đặc tính đường ruột sạch sẽ là trẻ em, nhưng những đặc tính này sẽ thay đổi phụ thuộc vào những bữa ăn hàng ngày và phong cách sống. Dạ dày của một người không khỏe mạnh thì có những vết đốm, đỏ và phình rộng ra. Hơn nữa, dạ dày phát triển các mảng bám hay bị các chứng viêm trên màng nhày. Điều này xảy ra khá phổ biến, khiến lớp thành dạ dày trở nên mỏng hơn, mạch máu có thể nhìn thấy dưới màng nhày. Hơn nữa, khi niêm mạc dạ dày bị bào mòn hay bị quặn lại, tế bào trên bề mặt cố gắng cân bằng bằng cách nhân lên nhiều lần trong những khu vực xác định, đây là nguyên nhân thành dạ dày trở nên gập ghềnh. Tại thời điểm này, chỉ cần một bước ngắn nữa sẽ trở thành ung thư dạ dày. Trong đường ruột người không khỏe mạnh, các cơ của thành ruột trở nên dày và phát triển không đồng đều, là nguyên nhân làm co thắt trong một số khu vực xác định, giống như một miếng cao su bị xoắn lại.

Điểm đáng chú ý ở đây là tại sao những điều phá hủy dạ dày và đường ruột của bạn được quảng bá rộng rãi là tốt cho sức khỏe? Nó rộng rãi vì mọi người chỉ có khuynh hướng nhìn vào một khía cạnh hay tác dụng một chiều của những thực phẩm, thức uống hơn là nhìn một cách tổng thể.

Uống trà xanh là một ví dụ. Không có nghi ngờ gì về trà xanh, nó chứa nhiều chất ôxy hóa tích cực. Kết quả là có những niềm tin phổ biến rằng, uống nhiều trà xanh Nhật sẽ kéo dài tuổi thọ và chống lại ung thư. Tuy nhiên, từ lâu ông đã nghi ngờ về điều này: “Quan niệm về chất chống ôxy hóa”. Thay vào đó, những dữ liệu y khoa của vị bác sĩ này đã bác bỏ đi niềm tin phổ biến này. Thông qua kiểm tra bệnh nhân, ông đã khám phá ra, người nào uống nhiều trà xanh thì có vấn đề về dạ dày.

Sự thật chất chống ôxy hóa được tìm thấy trong trà là một loại polyphenol, loại này chống lại hay trung hòa những ảnh hưởng có hại của các gốc tự do. Tuy nhiên, khi một vài chất chống ôxy hóa này kết hợp với nhau, chúng trở thành một chất khác gọi là “tannin”. Tannin được xác định có trong cây trồng và trái cây. “Vị đắng” của quả hồng chát là nguyên nhân bởi tannin.

Tannin rất dễ bị ôxy hóa, vì vậy nó phụ thuộc vào bao nhiêu phần trăm lộ ra ngoài không khí, rất dễ chuyển thành axit tannic. Tuy nhiên, chức năng của axit tannic là làm đông protein. Học thuyết của giáo sư Hiromi Shinya chỉ ra rằng, trà chứa axit tannic có ảnh hưởng tiêu cực lên niêm mạc dạ dày. Niêm mạc dạ dày là lớp nước nhày trên dạ dày. Và axit tannic sẽ là nguyên nhân gây ra vấn đề về dạ dày như loét dạ dày.

Thực tế sử dụng đèn soi để kiểm tra dạ dày của mọi người thường uống trà xanh (trà xanh, trà Trung Quốc, trà đen Anh) hay cà phê có chứa nhiều axit tannic thì luôn luôn thấy niêm mạc dạ dày của họ bị mỏng đi. Điều này cho thấy rằng, lớp quan trọng niêm mạc của dạ dày bị bào mòn, khi niêm mạc dạ dày bị teo rất dễ chuyển thành ung thư dạ dày.

Giáo sư Hiromi Shinya không phải là vị giáo sư duy nhất cảnh báo về việc ảnh hưởng của bệnh tật do uống trà và cà phê. Tại hội nghị ung thư ở Nhật, giáo sư Masayuki Kawanishi của trường Đại học Mie trình bày một báo cáo về tình trạng của trà được bán trên thị trường hiện nay đã sử dụng thuốc hóa học trong suốt quá trình trồng trọt.

Khi bạn cân nhắc về sự ảnh hưởng của axit tannic, tàn dư của thuốc hóa học và cà phê kết hợp với nhau, bạn sẽ biết rằng tại sao phải mạnh mẽ đề nghị rằng uống nước thay vì uống trà. Tuy nhiên, cho những ai thích uống trà và không thể dừng lại việc uống trà, các bạn hãy dùng lá trà được chăm bón, sử dụng chất hữu cơ, uống sau bữa ăn thay vì uống bụng đói đề tình trạng gây căng thẳng lên dạ dày và giới hạn uống chỉ từ 2-3 cốc/ngày.

Rất nhiều người có một niềm tin sai lạc liên quan đến sức khỏe của họ. Như thuốc tây ngày nay không quan tâm, nhìn nhận tổng thể về cơ thể con người. Xu hướng của bác sĩ là chuyên khoa, nhìn nhận và chữa trị chỉ trên một phần cơ thể.

Mọi thứ trong cơ thể con người đều có mối liên hệ với nhau. Chỉ vì một thành phần được tìm thấy trong thức ăn, giúp một phần chức năng của cơ thể hoạt động tốt, thì cũng không có nghĩa rằng tốt cho toàn bộ cơ thể. Khi ăn hay uống bạn hay cân nhắc đến một bức tranh tổng thể. Bạn không thể quyết định liệu thức ăn tốt hay xấu bằng cách đơn giản chỉ nhìn vào một thành phần được tìm thấy trong thức ăn.

(Nguồn: Theo “Nhân tố Enzyme” của bác sĩ Hiromi Shinya, MD - Trưởng khoa Phẫu thuật Nội soi, Bệnh viện Beth Israel (Mỹ) - Giáo sư phẫu thuật lâm sàng, Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ).

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Dầu cá và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Kim Nhung |

Dầu cá được coi là một trong những dưỡng chất phổ biến giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe.

Công dụng của hoa chuối với sức khỏe có thể bạn chưa biết

An Nhiên |

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết đến những công dụng của hoa chuối đối với sức khỏe như giảm huyết áp, tốt cho người bệnh tiểu đường, tăng tiết sữa, cải thiện sức khỏe tử cung… và những công dụng khác dưới đây.

Những lợi ích quý hơn vàng từ quả chuối mang đến sức khỏe

An Nhiên |

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chuối là loại trái cây phổ biến, giá thành rẻ nhưng lại mang tới rất nhiều lợi ích cho con người.

4 loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe nhưng bạn tuyệt đối không được ăn nhiều

Lily |

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng không phải những thực phẩm xấu mới gây hại cho cơ thể mà việc ăn quá nhiều những thực phẩm lành mạnh cũng sẽ phản tác dụng.