Phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới

Kăn Sương |

Ngày 28/8, tại TP. Đông Hà, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị tổ chức tọa đàm chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm về phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) trong thúc đẩy bình đẳng giới tỉnh Quảng Trị.

Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/2/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam về “Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ theo tôn giáo trong tình hình hiện nay”, Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ DTTS phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới, những tập tục lạc hậu... Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: K.S
Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: K.S

Các mô hình, hoạt động là kênh tuyên truyền trực tiếp truyền tải hiệu quả những thông tin, kiến thức liên quan đến phong tục, tập quán, xoá bỏ tập tục lạc hậu gắn với thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phát hiện những vấn đề cấp thiết, bất bình đẳng giới đặt ra liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái vùng DTTS phản ánh đến cấp hội và chính quyền địa phương...

Tại buổi tọa đàm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và phát triển cộng đồng TS. Lê Văn Sơn phát biểu đề dẫn phát huy những giá trị tích cực trong bản sắc văn hóa các DTTS, góp phần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, bất bình đẳng giới.

Đại diện các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã tham luận chia sẻ về công tác bảo tồn, phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các DTTS, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới. Những yếu tố về đa dạng văn hóa trong triển khai các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và phát triển cộng đồng TS. Lê Văn Sơn phát biểu đề dẫn tại tọa đàm - Ảnh: K.S
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và phát triển cộng đồng TS. Lê Văn Sơn phát biểu đề dẫn tại tọa đàm - Ảnh: K.S

Các mô hình gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều, Vân Kô, góp phần tăng cường sự tham gia của phụ nữ DTTS trong các hoạt động cộng đồng. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS thông qua các mô hình khai thác bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS.

Tọa đàm còn được nghe một số người có uy tín trong vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh trao đổi kinh nghiệm phát huy vai trò của người uy tín chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đề xuất giải pháp, đặc biệt là trong công tác vận động, tuyên truyền người dân bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em ở địa phương, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới; xóa bỏ những tập tục lạc hậu; giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS...

Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long, huyện Đakrông Hồ Thị Thương tham luận tại tọa đàm - Ảnh: K.S
Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long, huyện Đakrông Hồ Thị Thương tham luận tại tọa đàm - Ảnh: K.S

Thông qua tọa đàm mở ra cơ hội hợp tác, hỗ trợ mới giữa các sở, ban, ngành liên quan, hội LHPN các cấp và đại diện thành viên các mô hình, những điển hình, người trực tiếp tham gia tiên phong, nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn, phát huy các tập tục văn hoá tốt đẹp của các dân tộc. Qua đó, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hiệu quả từ phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương”

Trúc Phương |

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể sản xuất - kinh doanh giỏi, khai thác, tận dụng tốt thế mạnh của địa phương để xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao. Kết quả này có được một phần nhờ vào phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” được UBND huyện Gio Linh phát động từ năm 2011 đến nay.

Nỗ lực của một ngôi trường vùng miền núi đặc biệt khó khăn

Nguyên Đồng |

Vĩnh Ô là xã miền núi phía Tây của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), có khoảng 97% dân số là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. Trong thời kỳ chiến tranh, đồng bào Vĩnh Ô một lòng theo cách mạng, theo Đảng, Bác Hồ, kiên cường đấu tranh bám đất, giữ làng, góp sức bảo vệ quê hương. Khắc ghi lời Bác Hồ căn dặn, phải diệt cả “giặc đói” lẫn “giặc dốt”, ra sức học tập mới có hiểu biết, từng bước xây dựng đời sống mới ở vùng miền núi, được sự hỗ trợ của Ty Giáo dục Vĩnh Linh, vào năm 1954, 2 lớp học đầu tiên tại xã miền núi Vĩnh Ô hình thành ở bản Lền với 150 học sinh học vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 và bình dân học vụ. Đây chính là tiền đề của giáo dục Vĩnh Ô và thành lập nên Trường Cấp 1 Vĩnh Ô vào năm 1965, nay là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô.

Mở đường giúp phụ nữ thoát nghèo

Quang Đăng |

Trước đây, một bộ phận phụ nữ huyện Gio Linh (Quảng Trị) quan niệm: “Giàu nghèo có số, cố cũng không xong”. Từ sự tuyên truyền, vận động của cán bộ Hội LHPN huyện, quan niệm ấy đã lùi về quá khứ. Không chỉ làm thay đổi cách nghĩ, các cán bộ hội phụ nữ tâm huyết còn giúp chị em vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Người cán bộ gương mẫu, làm kinh tế giỏi

Hoài Nhung |

Không chỉ là một bí thư chi bộ kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hợp tác xã (HTX) nhiệt tình, năng động trong các phong trào, hoạt động của địa phương, anh Trần Mậu An (sinh năm 1980), ở thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị còn được nhiều người biết đến là một trong những tấm gương đi đầu trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên đất quê hương. Anh An luôn tận tâm, tích cực giúp đỡ người dân địa phương về vốn, kinh nghiệm phát triển sản xuất và ủng hộ về vật chất, tinh thần cho nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn.