Quân đội, công an chi viện miền Nam chống dịch: Đợt "ra quân" chưa có tiền lệ

Kim Anh |

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, lực lượng công an, quân đội chi viện miền Nam chống dịch Covid-19 những ngày qua là đợt ra quân chưa có tiền lệ.

Trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát thứ 4 của dịch bệnh Covid-19 ở nhiều địa phương trên cả nước, ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài: “Đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.

Ngày 14/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Quân đội, công an chi viện miền Nam chống dịch: Đợt “ra quân” chưa có tiền lệ
Quân đội, công an chi viện miền Nam chống dịch: Đợt “ra quân” chưa có tiền lệ
 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, ngay từ khi dịch bùng phát, các lực lượng y tế, quân đội, công an đã không quản ngại hiểm nguy ở tuyến đầu chống dịch, cùng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng và hậu phương tổ chức xét nghiệm, cách ly, chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của biến chủng Delta tại nhiều địa phương trên cả nước, nhất là ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, những ngày qua, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, sinh viên y khoa... đã gấp rút lên đường vào Nam, chi viện cho cuộc chiến chống dịch Covid-19 với tâm thế “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”.

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), sau các cuộc chiến tranh giành hòa bình, thống nhất cả nước, có thể xem đây là cuộc ra quân rất lớn.

Trước đây, quân và dân ta chống lại kẻ thù xâm lược hiện hữu ngay trước mắt để giành lại độc lập, thống nhất cho Tổ quốc, còn hiện nay, Chính phủ xác định “chống dịch như chống giặc”, mà giặc ở đây lại là kẻ thù giấu mặt, vô hình, tấn công vào cộng đồng dân cư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Với tình thế đó buộc phải hình thành thế trận chống dịch không chỉ có lực lượng y tế mà phải có sự tham gia của các lực lượng quân đội, công an... cùng “hiệp đồng tác chiến” để sớm đẩy lùi và khống chế dịch bệnh.

Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, 2 miền Nam – Bắc là một thực thể thống nhất, khi một trong hai miền có khó khăn, cần sự giúp đỡ thì miền Nam hay miền Bắc chi viện bằng tất cả nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến trường miền Nam diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt, còn miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa đóng vai trò hậu phương lớn để chi viện cho miền Nam. Cùng với đó là hàng triệu người con của miền Bắc vào miền Nam chiến đấu và hàng triệu tấn vật chất được đưa vào miền Nam để làm nên thắng lợi mùa Xuân năm 1975.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà.
 

“Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 xảy ra chưa từng có tiền lệ và đợt thứ 4 bùng phát với tính chất nguy hiểm, diễn biến phức tạp, một lần nữa Đảng, Nhà nước huy động lực lượng quân đội, công an vào phía Nam hỗ trợ chống dịch. Đây là một đợt ra quân chưa có tiền lệ và hy vọng với sự góp sức của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế ở miền Bắc sẽ cùng với các địa phương ở miền Nam cùng chung tay sớm ngăn chặn dịch bệnh”- ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết.

Quân đội sẵn sàng hy sinh tất cả để giúp đỡ, bảo vệ nhân dân

Là vị tướng quân đội, trải qua 3 cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, hơn ai hết, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy hiểu rõ giá trị của sức mạnh đại đoàn kết 2 miền Nam-Bắc.

Theo ông, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nếu miền Nam chiến đấu mà không có sự chi viện của miền Bắc thì sẽ rất khó khăn để giành thắng lợi, ngược lại, nếu không có sự hy sinh chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam thì đất nước cũng không thể giành thắng lợi toàn vẹn.

“Bộ đội miền Bắc muốn vào chiến đấu ở miền Nam thì phải có sự giúp đỡ, dẫn đường, nuôi dưỡng của đồng bào miền Nam thì lực lượng quân đội mới tồn tại và phát triển được”.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy nói như vậy và nhấn mạnh, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” chính là bản chất và quy luật phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong thời chiến hay thời bình, nhân dân luôn là người chở che, nuôi dưỡng và xây dựng quân đội. Vì vậy, trong lúc nhân dân gặp khó khăn, quân đội sẵn sàng hy sinh tất cả để giúp đỡ, bảo vệ nhân dân trước kẻ thù xâm lược và “kẻ thù” dịch bệnh hiện nay.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy. (ảnh: Vietnamnet)
Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy. (ảnh: Vietnamnet)
 

Quan sát cuộc chiến chống dịch từ khi Việt Nam xuất hiện ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng đến nay, vị tướng quân đội cho biết, nhờ sự huy động kịp thời, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là phát huy cao độ tinh thần đoàn kết dân tộc, chúng ta đã đạt được những kết quả thắng lợi bước đầu ở 3 đợt dịch bùng phát.

Ở đợt thứ 4, với sự huy hiểm của biến chủng mới, Thủ tướng yêu cầu lực lượng quân đội, công an vào hỗ trợ TPHCM và các tỉnh phía Nam chống dịch là một quyết định đúng đắn, kịp thời. Ông hy vọng, cùng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chung sức, đồng lòng, đoàn kết của các lực lượng tuyến đầu chống dịch và hậu phương, nhất định đất nước ta sẽ sớm chiến thắng dịch bệnh.

(Nguồn: Báo VOV.VN)

TAGS

Một doanh nghiệp bị phạt 15 triệu đồng vì che giấu dịch bệnh

Huỳnh Anh |

Ngày 5/8, tin từ UBND thành phố Cà Mau cho biết, địa phương đã xử phạt 15 triệu đồng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Co.opmart Cà Mau (gọi tắt là Co.opmart Cà Mau) vì che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh truyền nhiễm.

Phóng sự ảnh: Hỗ trợ người dân trên hành trình về quê tránh dịch bệnh

Lê Trường |

Trước những diễn biến phức tạp của COVID-19 ở các tỉnh, thành phía Nam, tỉnh Quảng Trị tiếp tục hỗ trợ những người dân điều khiển xe máy trở về quê tránh dịch bệnh (Số người này xuất phát về quê trước khi có Công điện số 1063 ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không đi khỏi nơi cư trú từ ngày 1/8/2021, nên Công an tỉnh Quảng Trị vẫn tích cực hỗ trợ người dân về địa phương an toàn).

Lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt ra sao?

Thanh Mai |

Một số điểm bán đã tăng giá, không niêm yết giá hoặc niêm yết với giá thấp nhưng thu với giá cao.

Lâm Đồng khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh COVID- 19

Quang Sáng |

Ngày 24/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã ra quyết định khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người xảy ra trên địa bàn.