Quan tâm đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số

Võ Thái Hòa |

Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) người DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những bước trưởng thành về mọi mặt và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, xây dựng phát triển bền vững KT-XH, chính trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, phát huy sức mạnh đoàn kết để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.


Trong công tác cán bộ, các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm nâng cao tỉ lệ người DTTS tham gia công tác trong hệ thống chính trị và được bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Công tác tuyển dụng được quan tâm, công tác quy hoạch cán bộ người DTTS được chú trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển CBCCVC là người DTTS ngày càng đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS. Chính sách đối với CBCCVC người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, tạo động lực để CBCCVC người DTTS yên tâm công tác...

Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ người DTTS trên địa bàn tỉnh - Ảnh: V.T.H
Tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ người DTTS trên địa bàn tỉnh - Ảnh: V.T.H

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện công tác cán bộ người DTTS vẫn còn một số hạn chế, đó là: năng lực chưa đồng đều, có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; tỉ lệ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện còn ít; chưa có cơ chế tuyển dụng riêng CCVC người DTTS, ảnh hưởng đến nguồn cán bộ kế cận, việc sắp xếp bố trí công tác cho sinh viên hệ cử tuyển chưa kịp thời, có mặt còn bị động; không thực hiện được chủ trương các sở, ban, ngành cấp tỉnh tiếp nhận và hướng dẫn để đào tạo cán bộ người DTTS theo lĩnh vực, ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu, sau đó bố trí về lại huyện công tác.

Năm 2023, tổng số biên chế giao làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh là 20.126 người; tổng số CBCCVC hiện có: 19.647 người, trong đó tổng số CBCCVC người DTTS là 1.241 người, chiếm 6,32%. Trước ngày 31/12/2020, số lượng CBCCVC người DTTS là 1.090 người, chiếm 4,84% so với số CBCCVC thời điểm đó.

Năm qua, Sở Nội vụ đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng CCVC phải xác định tỉ lệ người DTTS được tham gia dự tuyển; trong đó chủ yếu là đối với các địa bàn có tỉ lệ người DTTS sinh sống cao như: huyện Hướng Hóa, Đakrông; xác định tỉ lệ tuyển dụng người DTTS theo các vị trí việc làm từ 30% - 40%, chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục và CBCC cấp xã, từng bước đảm bảo tỉ lệ cán bộ người đồng bào DTTS theo quy định.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ cũng đã tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và UBND các huyện, có phương án giải quyết chính sách đối với sinh viên cử tuyển tốt nghiệp ra trường về công tác tại địa phương nơi cử đi học. Theo đó đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định nguyên tắc ưu tiên tuyển dụng, tiếp nhận trước các đối tượng cử tuyển là người DTTS. Nhờ vậy, số lượng sinh viên cử tuyển người DTTS chưa tuyển dụng, bố trí đã giảm dần từ năm 2018 là 119 người đến nay còn lại 47 người.

Phần lớn các trường hợp chưa được tuyển dụng, bố trí đã tốt nghiệp từ lâu và cũng đã được ưu tiên tham gia các kỳ thi tuyển, xét tuyển nhưng không trúng tuyển, nhiều trường hợp đến nay không còn đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm dự tuyển. Có nhiều trường hợp sau khi tốt nghiệp ra trường nhưng không có vị trí việc làm hoặc biên chế để thực hiện tuyển dụng, bố trí.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC người DTTS trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, đầu tư. Đội ngũ CBCCVC người DTTS đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét, khả năng hiểu biết và thực thi công vụ được nâng lên, từng bước đáp ứng với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao.

Để phù hợp với tình hình phát triển đội ngũ CBCCVC người DTTS, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh thường xuyên triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC người DTTS về các nội dung như: đào tạo trình độ đại học đối với CBCC cấp xã; đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; bồi dưỡng kỹ năng giám sát đầu tư cộng đồng, kỹ năng giao tiếp, đạo đức công vụ...

Trong năm 2023, đã tổ chức 7 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC cấp xã với 292 lượt người tham gia; CBCCVC người DTTS tham gia các lớp bồi dưỡng được hỗ trợ tiền ăn, tiền xe đi lại, bố trí chỗ ngủ đảm bảo đúng quy định. Hiện công tác bồi dưỡng CBCCVC người DTTS luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Cùng với sự phát triển chung của đội ngũ CBCCVC của tỉnh, trình độ, năng lực của đội ngũ CBCCVC người DTTS đã từng bước được cải thiện về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, đạo đức công vụ cũng dần hoàn thiện để phục vụ Nhân dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số trường hợp cán bộ chuyên trách ở cấp xã vùng DTTS và miền núi vẫn chưa đạt chuẩn theo yêu cầu như: năng lực thực thi công việc thấp; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưa đạt chuẩn; kỹ năng lập kế hoạch, điều hành các cuộc họp, soạn thảo văn bản còn nhiều hạn chế, chất lượng tham mưu chưa cao.

Đội ngũ CBCCVC người DTTS có trình độ chuyên môn đại học, sau đại học vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đánh giá của các cơ sở đào tạo, một số CBCCVC người DTTS còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức, thái độ tham gia học tập chưa tích cực, chưa nghiêm túc, chậm đổi mới, thiếu chủ động trong việc học tập cũng như trong thực thi công vụ...

Để xây dựng chính quyền cấp cơ sở vùng DTTS vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC người DTTS cần phải được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Tỉnh tập trung triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS nói chung và đội ngũ CBCCVC nói riêng một cách đồng bộ, thống nhất; làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông cho con em người DTTS trên địa bàn, làm cơ sở để đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCCVC người DTTS.

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC người DTTS; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với công tác bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm đối với đội ngũ CBCCVC là người DTTS đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm một cách phù hợp.

Tiếp tục xác định tỉ lệ tuyển dụng người DTTS khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng CCVC hằng năm, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng đội ngũ CBCCVC người DTTS tham gia vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

H.L |

Đây là nội dung tại Công điện 1385/CĐTTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa

Nguyễn Đình Phục |

Nhiều năm qua, những người có uy tín trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã phát huy vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền Nhân dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước. Hoạt động của những người có uy tín đã góp phần cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

Giữ “suối nguồn truyền thống” của dân tộc

Tây Long |

Ở lứa tuổi được cho là “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng thời gian qua, nhiều học sinh Trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông (THCS&THPT) Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị), đã nêu cao ý thức, góp hành động để giữ gìn nét đẹp truyền thống của người Pa Kô. Đằng sau mỗi việc làm là rất nhiều nỗi trăn trở, quyết tâm và sự nỗ lực của các cô, cậu học trò.

Phát triển phong trào thể dục thể thao trong người đồng bào dân tộc thiểu số

Hoài Diễm Chi |

Những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) không ngừng phát triển trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Quảng Trị. Hoạt động thể thao phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp từ các môn hiện đại đến truyền thống đã tạo điều kiện để người Vân Kiều, Pa Kô được vui chơi giải trí, vận động nâng cao sức khỏe, tập luyện và thi đấu. Đồng thời, hoạt động TDTT góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển các trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống dân tộc.