Quảng Trị sẽ có rừng tự nhiên cộng đồng đầu tiên đạt chứng chỉ bền vững

Hoàng Táo |

Lần đầu tiên tại Việt Nam, rừng tự nhiên do cộng đồng thôn Hồ, xã Hướng Sơn và thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) quản lý, bảo vệ được đánh giá để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Từ ngày 21 - 23/10/2021, một tổ chức đánh giá rừng độc lập đánh giá để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế (FSC) cho Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị (gọi tắt là Hội CCR).

Tổng diện tích đánh giá chu kỳ 2021 – 2025 là 4.385 ha của 539 hội viên, gồm 2.825 ha rừng trồng gỗ keo và 1.560 ha rừng tự nhiên do người dân thôn Hồ và thôn Chênh Vênh đang quản lý, bảo vệ. Sản phẩm được chứng chỉ FSC FM/CoC gồm gỗ keo rừng trồng và cây họ tre của rừng tự nhiên của 2 cộng đồng trên.

Khảo sát lâm sản ngoài gỗ tại rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh - Ảnh: Đ. Đ
Khảo sát lâm sản ngoài gỗ tại rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh - Ảnh: Đ. Đ

“2 cánh rừng này đạt các tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC. Hiện, tổ chức đánh giá đang hoàn thiện báo cáo để cấp chứng chỉ”, ông Nguyễn Đình Đại, Trưởng Văn phòng Quảng Trị, Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV) cho biết.

Nếu được cấp chứng chỉ, đây là rừng tự nhiên cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam được nhận chứng chỉ rừng FSC. Việc cấp mã số cho lâm sản ngoài gỗ (cây họ tre) cho phép người dân khai thác bền vững và bán giá trị cao hơn sản phẩm không FSC. Phần chênh lệch này giúp chủ rừng có lợi ích tài chính để khuyến khích họ bảo vệ rừng.

“Đối với tre FSC, do đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam nên chưa xác nhận giá trị chênh lệch. Chúng tôi đang tìm kiếm doanh nghiệp tiềm năng cho nguyên liệu tre FSC. Với gỗ rừng trồng keo FSC thì thường được bán cao hơn 15% - 18%”, ông Đại cho hay.

Từ năm 2020 đến nay, Liên minh Châu Âu (EU) và MCNV đồng tài trợ Dự án "Thúc đẩy quan hệ đối tác bền vững giữa chủ rừng nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong thực hiện quản lý rừng bền vững nhằm ứng phó biến đổi khí hậu" (Dự án PROSPER) trị giá 800 nghìn EUR tại Quảng Trị. Trọng tâm của Dự án PROSPER là tăng cường năng lực cho chủ rừng là các nhóm hộ, hợp tác xã, rừng cộng đồng trong công tác quản lý rừng trồng và rừng tự nhiên bền vững.

Năm 2022, Dự án PROSPER tiếp tục hỗ trợ 2 cộng đồng này tham gia chứng chỉ rừng bền vững cho lâm sản ngoài gỗ là song mây, dịch vụ hấp thụ carbon và du lịch sinh thái. Các chứng chỉ trên đều có thể mang lại nguồn lợi tài chính cho cộng đồng đang quản lý và bảo vệ rừng.

Từ năm 2017, 1.560 ha rừng tự nhiên được giao cho 165 hộ dân người Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh và thôn Hồ quản lý, bảo vệ. Trong đó, 886 ha rừng ở thôn Hồ nằm trong lưu vực thủy điện Rào Quán nên hàng năm được chi trả dịch vụ môi trường rừng với mức 800 nghìn đồng/ha. Trong khi đó, rừng cộng đồng thôn Chênh Vênh không thuộc khu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng nên việc bảo vệ chủ yếu dựa trên sự tự nguyện của người dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Triển vọng từ trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo tai tượng Úc

Lê Trường |

Hiện nay, chủ trương trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC (mô hình quản lý rừng bền vững) được các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai thực hiện với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho người dân. 

Chiêu Lầu Thi, khu rừng nguyên sơ tuyệt đẹp miền Đông Bắc

Du Già |

Khám phá Chiêu Lầu Thi, khu rừng nguyên sơ tuyệt đẹp cùng tác giả Lê Triều Dương, người được giới xê dịch biết đến nhiều hơn với danh xưng "Du Già".

Hướng Hóa: Ươm 30.000 cây giống phục vụ chương trình “Rừng cây sinh kế - giảm thiểu thiên tai”

Bích Liên |

Huyện đoàn Hướng Hóa (Quảng Trị) phối hợp với Xã đoàn Hướng Tân vừa triển khai xây dựng mô hình “Vườn ươm thanh niên” nhằm cung cấp cây giống phục vụ chương trình “Rừng cây sinh kế - giảm thiểu thiên tai”.

Hoàn thổ, trồng lại rừng ở địa bàn triển khai điện gió

Lê Trường |

Tỉnh Quảng Trị hiện đang triển khai nhiều dự án năng lượng nhưng vấn đề quan trọng là đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi sinh môi trường và ổn định đời sống dân sinh. Vì thế, phương án kết hợp giữa thi công, vận hành với hoàn thổ, trồng lại rừng để giảm thiểu thiên tai, tạo vành đai an toàn tại các địa bàn có dự án điện gió là hết sức cấp thiết.