Rào Trăng 3 và tiếng kêu cứu của rừng

Lê Thanh Phong |

Những thi thể người bị nạn được đưa về với gia đình và đồng đội trong nước mắt và sự tiếc thương, xin bái biệt những người anh hùng của chúng ta.

Trong số những nạn nhân được tìm thấy, có thi thể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân Khu 4, ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền. Hai ông và đồng đội đã lựa chọn nơi gian khổ nhất để đến, nơi hiểm nguy nhất để dấn thân. Họ đã hy sinh vì trách nhiệm, vì tình người.

Chở thi thể nạn nhân từ hiện trường Trạm kiểm lâm 67.
Chở thi thể nạn nhân từ hiện trường Trạm kiểm lâm 67.

Chỉ sau 2 tiếng khi hay tin nhiều công nhân ở công trình thủy điện Rào Trăng 3 núi lở bị vùi lấp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và đồng đội lên đường đi cứu hộ cứu nạn. Họ biết rằng đi vào núi lúc đó là đối mặt với nhiều nguy hiểm, nhưng họ cũng ý thức rằng, đến sớm một giờ để cứu hộ là thêm một cơ hội sống cho người lâm nạn. Chính tình yêu thương con người, vì mạng sống của con người mà họ ra đi.

Bất cứ ai trong những người đã hy sinh đều có quyền từ chối đi cứu hộ, ai cũng có trăm công nghìn việc, vạn lý do để ở nhà trong sự an toàn, nhưng họ vẫn tình nguyện lên đường. Đúng là "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để dành phần ai?".

Nhưng đằng sau những cái chết do thiên tai này cần phải làm cho rõ. Nhiều cánh rừng của Việt Nam đã bị tàn phá đến sạch sẽ, cho nên lũ ống, lũ quét hình thành khi mưa lớn là chuyện không thể tránh khỏi.

Cứ đếm đi, bao nhiêu công trình thủy điện ở các tỉnh miền Trung, cùng với nó là bao nhiêu diện tích rừng bị hủy diệt. Ngay trên mảnh đất huyện Phong Điền, nơi xảy ra vụ Rào Trăng 3, có bao nhiêu nhà máy thuỷ điện.

Chưa kể lâm tặc các loại, rồi còn dân nữa, phá rừng là một kế sinh nhai. Trách dân một phần, nhưng chính quyền nhiều nơi không làm tròn trách nhiệm của mình. Khi trong nhà của rất nhiều quan chức lồ lộ những bộ bàn ghế gỗ trọc phú, khi có nhiều biệt phủ, biệt thự của quan chức làm toàn bằng gỗ trêu ngươi.

Đúng là "ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Nhưng bất công ở chỗ, người "ăn rừng" vẫn nhởn nhơ như thách đố dư luận!

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Tiếp cận Thủy điện Rào Trăng 3, đất đá vùi lấp nhiều điểm

Nhóm CTV |

Trong ngày 14/10, lực lượng cứu hộ theo đường thuỷ sau nhiều giờ vượt rừng, băng thác đã tiếp cận được khu vực xảy ra vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3.

Dùng thiết bị tầm nhiệt để tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3

Minh Uyên |

Sau khi cứu được 19 người và tìm thấy một thi thể, hôm nay, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm những người còn lại.

Sạt lở Thủy điện Rào Trăng 3: 1 thanh niên quê Quảng Trị mất liên lạc

Hưng Thơ |

Thọ làm việc ở Thủy điện Rào Trăng 4 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhưng cuối tuần đến Thủy điện Rào Trăng 3 làm thêm. Từ ngày 11.10 đến nay, Thọ mất liên lạc với gia đình.

Vụ sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3 tại Huế: Đã có 3 công nhân tử nạn

Hoàng Gia |

Sáng 12/10, đại diện của CTCP thủy điện Rào Trăng 3 xác nhận có ít nhất 3 công nhân tử vong và nhiều người mắc kẹt trong khu vực dự án.

Ngoài các trường hợp tử nạn, xác nhận từ đoàn công tác đang vào nơi sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), đã có 10 công nhân đi bộ ra khỏi khu vực nguy hiểm, theo nguồn tin trên báo GD&TĐ.

Nhóm công nhân ở Thủy điện Rào Trăng 3 đã an toàn

PV |

40 công nhân ở nhà máy Rào Trăng 3 (trong đó có 3 chuyên gia Ấn Độ) đã đi đường rừng về đến nhà máy Rào Trăng 4.