Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, thưa Bộ trưởng Cường

Lê Thanh Phong |

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói trước Quốc hội là diện tích rừng tăng. So với 30 năm trước, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha.

Những con số được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường công bố không thuyết phục, đặc biệt là về tăng diện tích rừng tự nhiên. Xin đưa ra một vài dẫn chứng.

Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do quản lý kém.
Rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp do quản lý kém.

Báo Lao Động ngày 6.10.2020 có bài "Cần sớm kết luận điều tra các vụ án phá rừng nghiêm trọng, làm giảm diện tích rừng tự nhiên”.

Ngày 6.7.2020, Báo Lao Động có bài "Những hệ lụy từ mất rừng ngày càng nghiêm trọng", bài báo đưa ra số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha.

Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387ha so với năm 2018, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753ha, trong đó 3 tỉnh có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh là Đắk Lắk 11.419ha, Đắk Nông 7.156ha và Gia Lai 494ha.

Tuổi Trẻ ngày 6.11 đưa tin, theo thống kê của tỉnh Gia Lai, tỉnh này đã mất trên 8.500 ha rừng, trong đó có hơn 7.700 ha rừng tự nhiên biến mất trong khoảng 5 năm (từ năm 2016 đến 2020).

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để canh tác là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng trên địa bàn Tây Nguyên.

Nếu như liệt kê những bài báo phản ánh các vụ phá rừng ở các địa phương, thì sẽ thấy rõ hơn bức tranh về rừng tự nhiên của Việt Nam hiện nay. Ví dụ như Lao Động ngày 2.11.2020 có bài "Lâm Đồng: Phá rừng diễn biến phức tạp tại huyện Lạc Dương"; Báo Lao Động ngày 6.2.2020: "Xâm nhập nơi rừng bị xẻ thịt không thương tiếc ở Đắk Lắk".

Nguyên nhân được chỉ ra, rừng tự nhiên ngày càng bị xẻ thịt là do nạn lâm tặc, là do dân đốt rừng làm nương rẫy, là do những công trình thủy điện nhỏ...

Phải đối diện với sự thật, với thực tế, đừng đưa những con số trên báo cáo ra để vuốt ve những nỗi đau. Dân không tin đâu thưa bộ trưởng.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Giữa cơn thịnh nộ của núi rừng

Minh Ngọc - Bảo Anh |

Miền Trung đang phải chịu những thiệt hại nặng nề do tác động của thiên tai. Mưa lớn, lũ quét gây lở đất, ngập lụt khắp nơi phải chăng là hệ quả của mất cân bằng sinh thái bấy lâu nay? Khi "lá phổi rừng" bị tàn phá, một cơ thể "suy hô hấp" làm sao chống chọi nổi với mưa to gió lớn là một vấn đề hẳn đang làm đau đầu các nhà khoa học, nhà quy hoạch môi trường.

"Thủy điện có thể không làm tăng lũ nhưng làm mất rừng, tạo nên lũ dữ”

Chu Vương Hà |

Lý giải về những ảnh hưởng thiên tai vừa qua ở miền Trung, một số đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề biến đổi khí hậu và việc xây dựng dự án thủy điện nhỏ và vừa, đánh mất diện tích rừng tự nhiên.

Thủy điện sử dụng 1 m2 đất rừng tự nhiên cũng sẽ bị loại trừ

Phan Trang |

Nhìn nhận về việc lập Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện 8), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh một lần nữa khẳng định, Bộ Công Thương sẽ cập nhật và quy định rất rõ, cho dù bất kỳ một dự án thủy điện ở quy mô nào nếu chỉ sử dụng 1 m2 đất rừng tự nhiên cũng sẽ bị loại trừ và không cho phép triển khai thực hiện.

Lực lượng chức năng đi xuyên rừng vào cứu trợ 2 xã bị cô lập

An Phong |

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) Lê Quang Thuận cho biết, sáng nay 23/10/2020 huyện Hướng Hóa đã cử một tổ công tác 32 người gồm các lực lượng chức năng và thành viên của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hướng Hóa vận chuyển thực phẩm, nước uống, xăng dầu, thuốc và vật tư y tế… bằng xe ô tô bán tải, xe ô tô cứu thương đi ra tỉnh Quảng Bình, rồi theo đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) tiếp cận cứu trợ người dân tại 2 xã đang bị cô lập là Hướng Lập và Hướng Việt.