Thả cá chép ngày ông Táo - Nét đẹp văn hóa của người Việt

Hoài Thu - Hoàng Đông |

Cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm, người dân lại thả cá chép tiễn ông Táo về trời, với mong muốn có một năm mới bình an, hạnh phúc.

Thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ.
Thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ.
Theo ghi nhận của PV, sáng sớm ngày 23.12 (âm lịch) tại cầu Lai Thành, cầu Hàm Rồng, cầu Trại Rắn, cầu Cốc… nhiều người dân TP. Thanh Hóa đã nô nức đi thả cá vàng.
Theo ghi nhận của PV, sáng sớm ngày 23.12 (âm lịch) tại cầu Lai Thành, cầu Hàm Rồng, cầu Trại Rắn, cầu Cốc… nhiều người dân TP. Thanh Hóa đã nô nức đi thả cá vàng.

Nhiều trẻ nhỏ cũng hào hứng theo cha mẹ đi thả cá trong dịp ông Công ông Táo. “Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp cháu đều theo bố mẹ ra sông thả cá tiễn ông Táo về trời. Cháu thấy đây là một phong tục đẹp của người dân Việt Nam”, em Nguyễn Thu Trang, phường Đông Vệ bộc bạch.
Nhiều trẻ nhỏ cũng hào hứng theo cha mẹ đi thả cá trong dịp ông Công ông Táo. “Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp cháu đều theo bố mẹ ra sông thả cá tiễn ông Táo về trời. Cháu thấy đây là một phong tục đẹp của người dân Việt Nam”, em Nguyễn Thu Trang, phường Đông Vệ bộc bạch.

Để tránh ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, một số nơi chính quyền địa phương đã làm cầu, máng, đồng thời tuyền truyền, vận động cho nhân dân thả cá tập trung, không vứt túi ni lông, thả tro xuống sông, hồ.
Để tránh ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, một số nơi chính quyền địa phương đã làm cầu, máng, đồng thời tuyền truyền, vận động cho nhân dân thả cá tập trung, không vứt túi ni lông, thả tro xuống sông, hồ.

Bà Nguyễn Thị Thắm, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa cho biết: “Trước đây, chúng tôi phải xuống tận mép nước để thả cá, việc này rất nguy hiểm nhất là đối với người già. Nhưng vài năm trở lại đây, chính quyền địa phương đã làm cầu, máng, tổ chức các điểm thả cá tập trung nên rất thuận lợi cho việc thả cá, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Bà Nguyễn Thị Thắm, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa cho biết: “Trước đây, chúng tôi phải xuống tận mép nước để thả cá, việc này rất nguy hiểm nhất là đối với người già. Nhưng vài năm trở lại đây, chính quyền địa phương đã làm cầu, máng, tổ chức các điểm thả cá tập trung nên rất thuận lợi cho việc thả cá, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Theo quan niệm, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.
Theo quan niệm, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon.
Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon.

Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đa phần mọi người đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang.
Bên cạnh đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đa phần mọi người đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang.
Anh Lê Văn Tú, Bí thư Đoàn phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa cho biết: “Thả cá ngày 23 tháng Chạp là một nét đẹp của phong tục người Việt. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, thực hiện 3 điểm thả cá tập trung trên địa bản phường. Trước đó, 10 ngày chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con nắm bắt được và hầu hết bà con nhân dân đều ý thức, chấp hành rất tốt”.
Anh Lê Văn Tú, Bí thư Đoàn phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa cho biết: “Thả cá ngày 23 tháng Chạp là một nét đẹp của phong tục người Việt. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, thực hiện 3 điểm thả cá tập trung trên địa bản phường. Trước đó, 10 ngày chúng tôi đã tuyên truyền cho bà con nắm bắt được và hầu hết bà con nhân dân đều ý thức, chấp hành rất tốt”.

(Nguồn:  Báo Thanh Hóa)

TAGS

Làm tốt công tác chăm lo Tết cho các gia đình chính sách

Minh Trí |

Đã thành một nét đẹp văn hóa khi mỗi dịp Tết đến, Xuân về, công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Những món quà thắm đượm nghĩa tình là niềm động viên, góp phần giúp các gia đình đón Tết thêm ấm áp, ý nghĩa.

Tăng cường 27 cán bộ, chiến sĩ lên biên giới phòng, chống COVID-19

Minh Khánh |

Để chủ động phòng, chống COVID-19 thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu, hôm nay 1/2/2021, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đã tăng cường lực lượng hỗ trợ phòng, chống COVID-19 trên tuyến biên giới.

Đi đánh cá gặp thời tiết xấu, một ngư dân Quảng trị được cứu nạn kịp thời

Phước Trung - Minh Cường |

Ngày 31-1, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt, BĐBP Quảng Trị phối hợp với ngư dân địa phương cứu nạn thành công một ngư dân gặp nạn trên biển do thời tiết xấu.

Độc đáo làng nặn tượng ông Công ông Táo duy nhất xứ Huế

Thiên Sơn |

Trong những ngày tháng Chạp, ở làng Địa Linh (Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) lại nhộn nhịp với công việc nặn ông Công ông Táo. Đây được xem là ngôi làng duy nhất ở miền Trung còn lưu giữ nghề với lịch sử lâu đời.