Thả rùa biển nặng gần 70 kg về với đại dương

Hải An |

Ngày 29/11, tại bãi biển xã Trung Giang (huyện Gio Linh), Ban Quản lý Khu bảo tồn biển (QLKBTB) đảo Cồn Cỏ phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt và chính quyền xã Trung Giang tiến hành thả 1 cá thể rùa biển (vích) có trọng lượng gần 70 kg về với đại dương.

Cụ thể, khoảng 2 giờ sáng cùng ngày, ngư dân Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1972) ở thôn Thủy Bạn (xã Trung Giang) khi đang hành nghề lưới cá chim ở vùng biển xã Trung Giang cách bờ khoảng 5 hải lý đã phát hiện một con vích quý hiếm có chiều dài 1 m, chiều rộng 0,8 m, trọng lượng khoảng 70 kg mắc lưới.

Thả rùa biển về với đại dương - Ảnh: H.A
Thả rùa biển về với đại dương - Ảnh: H.A

Nhận được tin báo, Ban QLKBTB đảo Cồn Cỏ đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt và chính quyền địa phương lập biên bản tiếp nhận, gắn thẻ định danh và thả về lại biển.

Theo Công ước CITES, vích là một trong 5 loài rùa biển thuộc nhóm 1B, nhóm nguy cấp trong danh sách các loài bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm mọi hành vi đánh bắt, giết thịt, mua bán, cần được bảo vệ.

Đây là một hành động đẹp, ý thức cao của ngư dân trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm, cần được khuyến khích và nhân rộng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Thu Hạ |

Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ động vật hoang dã cũng như góp phần kéo giảm số vụ vi phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Một người dân thả 25 con nhím về rừng tự nhiên

PV |

Khi số nhím đã trưởng thành với tổng trọng lượng khoảng 150kg, gia đình anh Phước không bán hay giết thịt mà muốn thả về rừng.

Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ từ ngày 30/10/2022

T.L |

 

Thông tư 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 14/9/2022. Trong đó, yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ được sửa đổi như sau:

Hệ lụy từ hành vi buôn bán động vật hoang dã

Hoài Nam |

Còn nhớ trong một phiên tòa xét xử vụ “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, khi tòa tuyên án 4 năm tù, người thân của bị cáo òa khóc: “Chỉ là 4 con tê tê thôi, sao lại quý hơn so với sự tự do của con người?”. Hẳn với suy nghĩ đó, nên khi đồng ý mua tê tê về thành phố bán kiếm lời, bị cáo - một phụ nữ với gánh nặng gia đình chồng chất - không nghĩ đến việc phải trả giá bằng bản án 4 năm tù giam. Không riêng gì bị cáo trong vụ án này mà không ít người dân ở vùng miền núi vẫn còn nặng thói quen: “chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn”…, dẫn đến hành vi săn bắt, buôn bán động vật nguy cấp, quý, hiếm thường xuyên xảy ra.