Tìm hiểu và nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống Bru - Vân Kiều

Lê Trang |

Người Bru - Vân Kiều tại Hướng Hóa (Quảng Trị) nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc và đa dạng, trong đó kiến trúc nhà sàn được xem là biểu tượng của đời sống và tinh thần cộng đồng. 

Tuy nhiên, trước áp lực từ sự giao thoa văn hóa, nhà sàn đang dần bị thay thế bởi các loại hình nhà ở mới, dẫn đến nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống.

Tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, điều này càng trở nên rõ rệt khi nhiều gia đình không còn giữ lại nhà sàn, đồng thời thế hệ trẻ cũng ít quan tâm và chưa nhận thức đầy đủ về giá trị văn hóa gắn liền với loại hình kiến trúc này. Điều này đặt ra thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương.

Đối với học sinh – thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc tiếp nối và bảo tồn di sản văn hóa, việc hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của nhà sàn là điều vô cùng cần thiết.

Để kiến trúc nhà sàn không bị mai một, tại Trường THCS Thuận, việc tìm hiểu và nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống qua kiến trúc nhà sàn đã và đang được triển khai một cách sáng tạo, hiệu quả.

Dạy lồng ghép tìm hiểu về kiến trúc nhà sàn, giáo dục lòng tự hào văn hóa địa phương vào tiết học Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Lịch sử và địa lí…
Dạy lồng ghép tìm hiểu về kiến trúc nhà sàn, giáo dục lòng tự hào văn hóa địa phương vào tiết học Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Lịch sử và địa lí…

Nhà trường đã tích hợp nội dung tìm hiểu kiến trúc nhà sàn vào các môn học chính khóa để học sinh vừa học kiến thức vừa hiểu thêm về giá trị văn hóa địa phương.

Học sinh tham gia các cuộc thi như Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề “Em vẽ nhà sàn của em” khơi gợi sự sáng tạo và khám phá thẩm mỹ trong kiến trúc truyền thống. Trong cuộc thi, nhà trường mời các nghệ nhân, cán bộ xã đến giao lưu, giới thiệu kiến trúc và ý nghĩa văn hóa kiến trúc nhà sàn…

Học sinh đang giới thiệu bức tranh của mình
Học sinh đang giới thiệu bức tranh của mình
Ông Hồ A Pườn – Phó chủ tịch UBND xã,  phụ trách giáo dục xã Thuận giao lưu với học sinh
Ông Hồ A Pườn – Phó Chủ tịch UBND xã Thuận giao lưu với học sinh

Không chỉ dừng lại ở đó, nhà trường còn tổ chức các chuyến tham quan thực tế đến các nhàn sàn trong thôn bản. Trong các chuyến đi này, học sinh được tận mắt quan sát kiến trúc và cách bài trí không gian của nhà sàn, trò chuyện với các gia đình Bru - Vân Kiều để tìm hiểu ý nghĩa của nhà sàn trong đời sống. Các em cũng ghi lại những câu chuyện dân gian, những kỷ niệm liên quan đến nhà sàn qua lời kể của các cụ già trong làng.

Trường cũng khuyến khích học sinh sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm truyền thông như, bài viết trên mạng xã hội, hay thiết kế poster để lan tỏa giá trị văn hóa này đến cộng đồng. Những sản phẩm này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng công nghệ mà còn làm cầu nối giữa thế hệ trẻ và cộng đồng, từ đó lan tỏa thông điệp bảo tồn mạnh mẽ hơn.

Tham quan đến các thôn bản, nghe các nghệ nhân, già làng kể chuyện về xây dựng, giá trị văn hóa của nhà sàn
Tham quan đến các thôn bản, nghe các nghệ nhân, già làng kể chuyện về xây dựng, giá trị văn hóa của nhà sàn
Tham quan các thôn bản, nghe các nghệ nhân, già làng kể chuyện về xây dựng, giá trị văn hóa của nhà sàn

Với sự nỗ lực không ngừng từ nhà trường, giáo viên và học sinh, những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Bru - Vân Kiều, đặc biệt qua kiến trúc nhà sàn, sẽ không chỉ được bảo tồn mà còn lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc.

Thiết kế poster - Tuyên truyền trong cộng đồng
Thiết kế poster - Tuyên truyền trong cộng đồng
Thiết kế poster - Tuyên truyền trong cộng đồng

Bảo tồn, kết nối di sản phát triển du lịch

Trà Bình - Hạnh Hưng |

Quan tâm gìn giữ di sản văn hóa, ứng dụng công nghệ nhằm bảo tồn, từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản trên môi trường số để lưu trữ, khai thác phát triển du lịch, Long An đang tích cực xây dựng, định vị hình ảnh điểm đến du lịch an toàn, thân thiện và hấp dẫn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Người Pa Kô ở xã Lìa trăn trở bảo tồn nghề đan lát

Minh Long |

Xã Lìa (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) có phần lớn dân số là người Pa Kô sinh sống. Đồng bào nơi đây có đời sống văn hóa vô cùng phong phú, trong đó nghề đan lát mây tre là nghề truyền thống có từ lâu đời, trở thành nét văn hóa đặc trưng. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, nghề đan lát đang bị mai một dần và có nguy cơ mất hẳn. Làm thế nào để bảo tồn nét văn hóa đặc sắc này đang trở thành nỗi trăn trở lớn của bà con nơi đây.

Lào lên kế hoạch quản lý Rừng bảo tồn Quốc gia

Tổng hợp |

Lào có 26 rừng bảo tồn, trong đó có 6 điểm được công nhận là “Vường Quốc gia”, là loại rừng bảo tồn được quản lý ở mức độ cao, là nơi có đa dạng các loại sinh vật học, động vật hoang dã quý hiếm và có nguy cơ tiệt chủng.

Khẩn trương triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Hà Trang |

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án được giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2021 - 2025 cho danh mục thuộc Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai các dự án thuộc lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn Quảng Trị.