Triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh năm 2022

Q.H |

Ngày 31/3, Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc họp tổng kết nhiệm vụ năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự cuộc họp.

Dù gặp nhiều khó khăn do COVID-19 nhưng trong năm 2021, công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh trên địa bàn vẫn đạt nhiều kết quả tích cực. Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh đã làm tốt việc vận động phi chính phủ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn với 9 dự án, viện trợ phi chính phủ nước ngoài mới. Công tác khảo sát và rà phá bom mìn tiếp tục nhận được sự quan tâm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Q.H
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Q.H

Trong năm, có khoảng 27.660 bom mìn, vật nổ được phát hiện, xử lý an toàn trên địa bàn. Diện tích rà phá hiện trường khẳng định ô nhiễm đạt 122% so với bình quân diện tích rà phá hàng năm. Các hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn được triển khai một cách đa dạng, hiệu quả. Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã hỗ trợ nhiều nạn nhân bom mìn vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Phát huy kết quả đạt được, trong năm 2022, Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh xác định một số công việc trọng tâm, như: Tiếp xúc, vận động nguồn tài trợ phi chính phủ nước ngoài; tổ chức, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn; chú trọng các chương trình, dự án giáo dục phòng tránh bom mìn; tăng cường năng lực điều phối khắc phục hậu quả bom mìn; ban hành kế hoạch hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh của các tổ chức, dự án phi chính phủ nước ngoài…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cần phối hợp tốt hơn nữa để sớm hoàn thành việc khảo sát kỹ thuật, phi kỹ thuật, xác định các khu vực nguy hiểm; xây dựng rõ bộ tiêu chí đánh giá như thế nào là tỉnh an toàn và kế hoạch quản lý rủi ro do bom mìn gây ra; lập các phương án để vận động nguồn tài trợ… Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tỉnh cần chủ động phối hợp với Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để nâng cao hiệu quả công việc; sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xử lý nhanh những vấn đề vượt thẩm quyền.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Vận động 2.530 tỉ đồng viện trợ không hoàn lại để khắc phục hậu quả bom mìn

Tây Long |

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị, tính riêng 10 năm triển khai chương trình hành động khắc phục hậu quả bom mìn quốc gia, bên cạnh ngân sách nhà nước hỗ trợ, tỉnh Quảng Trị đã xúc tiến, vận động được 109 dự án viện trợ không hoàn lại cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Tổng kinh phí huy động được từ các dự án lên đến hơn 110 triệu USD, tương đương 2.530 tỉ đồng.

Thành lập đội nữ rà phá bom mìn đa nhiệm vụ của Dự án RENEW

Thanh Trúc |

Trên cơ sở đề xuất của Sở Ngoại vụ, UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản đồng ý về việc thành lập đội nữ rà phá bom mìn lưu động đa nhiệm trong khuôn khổ dự án “Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh (RENEW) - Chương trình khảo sát và rà phá bom mìn tại Quảng Trị, giai đoạn 2018-2022” do tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) viện trợ không hoàn lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1220/QĐ-TTg ngày 20/9/2018.

Nỗ lực để trở thành kỹ thuật viên hàng đầu về hủy nổ bom mìn

Tây Long |

Được lựa chọn tham gia khóa đào tạo chuyên sâu về hủy nổ bom mìn cấp độ 3, anh MAI VĂN VIỆT và anh LÊ HOÀI NIỆM có cơ hội trở thành những kỹ thuật viên hủy nổ bom mìn được đào tạo với trình độ cao nhất tại NPA Việt Nam. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với hai anh về niềm vinh dự cũng như trọng trách lớn lao của mình.

Sự đồng hành của phụ nữ và nam giới trong việc khắc phục bom mìn là hết sức cần thiết

Quang Hiệp |

Vừa qua, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc, Việt Nam tổ chức phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn”, dưới hình thức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội. Tại phiên họp này, chị Nguyễn Thị Diệu Linh, Quản lý Chương trình cấp tỉnh của Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) tại Quảng Trị, Quản lý Chương trình Rà phá bom mìn tại Dự án RENEW đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề liên quan. Phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện ngay sau khi chị Nguyễn Thị Diệu Linh trở về Quảng Trị.