Trời rét, bệnh nhân đột quỵ gia tăng, đâu là nguyên nhân?

H. Giang - P. CÔng |

Thời tiết chuyển lạnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là những người già và những người có bệnh mãn tính, số người mắc đột quỵ tăng lên 20% trong những ngày gần đây.

Theo các chuyên gia y tế, khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể sẽ tiết ra 1 chất làm co mạch ngoại biên và giãn mạch trung tâm dẫn đến lòng mạch hẹp lại. Thứ hai làm gia tăng nồng độ hồng cầu, tiểu cầu ở trong lòng mạch, làm tăng độ nhớt của máu, là nguy cơ hình thành các cục máu đông ở lòng mạch.

Qua ghi nhận thực tế tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, không chỉ các bệnh nhân đột quỵ mà người có các bệnh lý tim mạch nhập viện trong thời gian này cũng gia tăng đáng kể.

Trời lạnh giá là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ gia tăng. Ảnh đồ họa: Phạm Công
Trời lạnh giá là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân đột quỵ gia tăng. Ảnh đồ họa: Phạm Công

PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, gần như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ vào cấp cứu, đặc biệt vào những ngày trời lạnh số bệnh nhân tăng vọt.

Cũng theo TS Hiền, trời lạnh, số người đến khám bệnh tại bệnh viện giảm do người dân không đi khám, nhưng số bệnh nhân đột quỵ lại tăng lên 20% so với thời tiết bình thường. Lý do vì trời lạnh gây co mạch, dẫn đến tăng huyết áp, nhưng người dân lại ngại đi khám nên tỉ lệ đột quỵ tăng lên nhiều.

Cuộc sống thay đổi, quá nhiều sang chấn tâm lý, công việc hằng ngày căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, kèm theo hút thuốc, ô nhiễm môi trường, tuổi thọ cao, bệnh đái tháo đường, mỡ máu… là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý đột quỵ, đặc biệt là có sự trẻ hóa.

"Chúng ta biết rằng chỉ số huyết áp tăng 5 mm thủy ngân thì sẽ tăng 7% nguy cơ đột quỵ", TS Hiền nhấn mạnh thêm.

Các bác sĩ khuyến cáo, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính, bệnh lý tim mạch cần đặc biệt chú ý việc giữ ấm cơ thể. Bên cạnh đó, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh bị bội nhiễm các bệnh đường hô hấp, thường xuyên đo huyết áp và dùng thuốc đều đặn.

Những trường hợp huyết áp cao, trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế, không nên để người bệnh ở nhà để "tự chữa" có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Đột quỵ ở người trẻ tăng 2% mỗi năm

Thanh Mai |

Từ đầu năm 2020 đến nay, tại Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) đã cấp cứu hơn 3.000 ca đột quỵ, trong đó bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 17%.

Đột quỵ tuổi 20

Nguyễn Lân Hiếu |

Lần cuối cùng bạn kiểm tra huyết áp của mình và người thân là khi nào?

Đứng một chân kiểm tra nguy cơ đột quỵ có đúng không?

Viên Viên |

Bác sĩ cho rằng y văn chưa hề ghi nhận phương pháp tầm soát đột quỵ nào như trên, đây chỉ là nghiên cứu nhỏ trong nhóm người cao tuổi có bệnh nền ở Nhật.

Phải làm gì để ngăn ngừa đột quỵ, đặc biệt là ở người trẻ?

PV |

Các biện pháp phòng ngừa đột quỵ cần thiết là ngưng thuốc lá, thường xuyên tập luyện thể thao, ăn cá, rau, giảm cân, điều trị tăng mỡ máu, đái tháo đường và bệnh tim mạch nếu có.