Trong những năm cuối đời, cha mẹ có con bất hiếu thường có 5 đặc điểm chung sau

Hiểu Đan |

Nguyên nhân khiến con cái bất hiếu liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ.

Với nhiều cha mẹ, mục đích ban đầu của việc nuôi dạy con cái không phải là để phụng dưỡng tuổi già, nhưng ai cũng hy vọng rằng con cái của họ sẽ có hiếu trong tương lai. Đây có thể coi là thu hoạch hạnh phúc nhất sau khi chúng ta đã dốc lòng dốc sức lo cho con từ khi còn bé tí đỏ hỏn đến lúc trưởng thành.

Nhưng trong cuộc sống, có người khi lớn lên lại đối xử với cha mẹ rất lạnh lùng. Nguyên nhân khiến con cái bất hiếu liên quan nhiều đến cách giáo dục của cha mẹ. Nếu xem xét kỹ, bạn sẽ thấy hầu hết họ thường có 5 đặc điểm chung này:

1. Nuông chiều trẻ em quá mức

Cha mẹ nào cũng dành tình yêu lớn lao cho con, nhưng có một số cha mẹ quá yêu thương mà đánh mất đi sự cân đối, dẫn tới chiều chuộng con cái quá mức. Họ cho con bất cứ thứ gì chúng yêu cầu và không bao giờ từ chối, ngay cả khi đó là một đòi hỏi vô lý. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết cho. Chúng đã quen được bố mẹ quan tâm nhưng lại không biết cách quan tâm bố mẹ. Khi bố mẹ cần sự chăm sóc lúc tuổi già, chúng thiếu tinh thần trách nhiệm và cảm thấy đó là gánh nặng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

2. Cha mẹ thiên vị

Sự thiên vị là một vấn đề rất phổ biến trong các gia đình có nhiều con. Vì nhiều lý do, cha mẹ có thể đặc biệt thiên vị một đứa trẻ và phớt lờ cảm xúc của những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ được ưu ái có thể trở nên kiêu ngạo và coi mọi thứ là điều hiển nhiên; trong khi những đứa trẻ bị bỏ rơi có thể cảm thấy oán giận và bất mãn. Những mối quan hệ gia đình như vậy rất dễ dẫn đến mâu thuẫn khi cha mẹ về già. Con cái không được quan tâm có thể không sẵn lòng hiếu thảo với cha mẹ, trong khi con cái được thiên vị có thể không muốn cho vì đã quen nhận về.

3. Thiếu tôn trọng trẻ 

Mặc dù một số cha mẹ yêu thương con cái nhưng lại không biết cách tôn trọng con. Họ luôn áp đặt mong muốn của mình lên con cái mà không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của chúng. Khi con cái lớn lên, họ có thể chỉ trích, buộc tội hoặc thậm chí đánh đập. Hành vi như vậy sẽ làm tổn thương trẻ và tạo ra sự phản kháng đối với cha mẹ. Khi con cái lớn lên, chúng có thể xa lánh và không muốn giao tiếp với cha mẹ chứ đừng nói đến việc hiếu thảo.

4. Cha mẹ không hiếu thảo 

Cha mẹ là tấm gương tốt nhất cho con cái, nếu cha mẹ không hiếu thảo với ông bà thì con cái có thể sẽ noi theo. Chúng sẽ nghĩ rằng việc không hiếu thảo là hành vi bình thường và không có gì sai trái cả. Hơn nữa, cách cư xử bất hiếu của cha mẹ còn có thể khiến con cái nghi ngờ và mất niềm tin vào mối quan hệ gia đình. Chúng có thể đối xử với cha mẹ theo cách tương tự khi họ về già và cần được chăm sóc.

5. Thiếu giao tiếp với trẻ

Trong xã hội hiện đại hối hả và căng thẳng, nhiều bậc cha mẹ và con cái thiếu giao tiếp. Cha mẹ không hiểu cuộc sống, công việc, suy nghĩ của con, con cái cũng không hiểu nhu cầu, tâm tư của cha mẹ. Trong hoàn cảnh như vậy, những hiểu lầm và xung đột có thể dễ dàng nảy sinh. Khi cha mẹ cần sự chăm sóc lúc tuổi già, con cái có thể không biết phải làm gì vì không hiểu tâm tư của cha mẹ. 

Nuôi con để nương tựa tuổi già là quan niệm của nhiều người. Nhưng tâm nguyện có thực hiện được hay không lại phụ thuộc vào cách cha mẹ nuôi dạy con cái ngay từ đầu. Không phải cứ nuôi dạy thì con cái sẽ hiếu thảo, mà là giữa cha mẹ và con cái phải có sự kết nối và tình nghĩa sâu nặng. Lúc đầu không đi cùng con, không thiết lập quan hệ với chúng, khi già đi, con cái tự nhiên sẽ không muốn lại gần cha mẹ.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Phiên chợ đặc biệt của cô giáo dạy Ngữ văn

Tây Long |

Nhắc tới chợ, người ta thường nghĩ đến cảnh ồn ào, chen lấn. Trái ngược không khí có phần xô bồ ấy, phiên chợ do cô Lê Nguyễn Hạnh Nguyên, giáo viên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn tổ chức giúp khách hàng như tìm lại sự bình yên trong tâm hồn. Đến đây, mọi người còn học được nhiều điều hay từ thông điệp “xanh - sạch - lành” mà cô Nguyên gửi gắm.

Tuyển chọn giáo viên, giảng viên Việt Nam đi dạy tiếng Việt tại Lào

Việt Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về việc tuyển chọn giáo viên, giảng viên Việt Nam đi dạy tiếng Việt tại Lào nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Truyền dạy nghề dệt thổ cẩm trong trường học

Minh Long |

Để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ở địa phương, Trường Tiểu học và THCS A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thành lập Câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp dệt, may mặc trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô. CLB ra đời không chỉ góp phần giúp các em thêm yêu hơn những văn hoá đặc sắc của dân tộc mình mà còn tạo môi trường giáo dục mở vừa học chữ, vừa tìm hiểu nghề truyền thống, gắn giáo dục với hướng nghiệp, phát triển nghề dệt cho học sinh.

Không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi

Hoài Nhung |

Thời gian qua, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt với tinh thần cống hiến cao; quan tâm triển khai thực hiện nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo; thường xuyên đưa vào giảng dạy các bộ môn năng khiếu mới, các mô hình hoạt động đầy tính sáng tạo... Nhờ vậy, chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng năng khiếu cho thiếu nhi không ngừng được nâng cao, mang về nhiều thành tích ấn tượng.