Vất vả mưu sinh giữa mùa dịch

Tuệ Linh |

Đợt thứ 4 của đại dịch COVID-19 với nhiều diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng không ít đến người dân, nhất là những lao động tự do khiến cuộc sống của họ vất vả hơn.

Mưu sinh trong mùa dịch quả thực không dễ dàng. Ngoài xoay xở tìm việc làm, lao động tự do còn cố gắng thắt chặt chi tiêu, chờ tình hình dịch sớm ổn định để quay trở lại với cuộc sống bình thường.

Đã gần 2 tháng nay, do ảnh hưởng của COVID - 19, chị Nguyễn Thị Như Ý người ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong lên trú tại Phường 5, TP.Đông Hà (Quảng Trị) làm dịch vụ trang điểm cô dâu, áo cưới phải dừng hoạt động. Chị Ý có tay nghề khá tốt nên dịch vụ của chị rất thu hút khách. Ngoài trang điểm cô dâu, chị còn nhận trang điểm cho khách đi sự kiện. Thế nhưng, khi dịch bùng phát đến nay, các hội hè, nhà hàng cũng dừng hoạt động khiến chị gần như không có khách. Dịch vụ làm đẹp phải đóng cửa dài ngày đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu nhập hằng tháng nên chị quyết định chuyển sang làm dịch vụ cung cấp thực phẩm từ các miền quê cho người dân TP. Đông Hà để đủ trả tiền thuê mặt bằng, tiền sinh hoạt phí và phụ gia đình nuôi các em ăn học.

Gian nan nghề giao hàng thời điểm COVID-19diễn biến phức tạp tại TP. Đông Hà -Ảnh: T.L
Gian nan nghề giao hàng thời điểm COVID-19diễn biến phức tạp tại TP. Đông Hà -Ảnh: T.L

Từ chỗ quen làm việc trong tiệm, nay phải ra ngoài chạy chợ, trực tiếp mua hàng, vận chuyển về thành phố và giao đến người tiêu dùng khiến chị cảm thấy vất vả. Thêm vào đó, nghề mới nên ban đầu chỉ được vài đơn hàng làm chị nản lòng. Nhưng không vất vả mưu sinh thì không có thu nhập để phục vụ cuộc sống hằng ngày. Rồi chị cũng học được cách chọn thực phẩm tươi ngon, bán giá cả hợp lý, giao hàng tận tụy nên sau 1 tháng, đơn hàng tăng lên đáng kể, mỗi ngày chị bán được 10 - 15 đơn hàng.

Khi TP.Đông Hà thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chị không thể ra khỏi thành phố để mua thực phẩm nên phải kết nối với người quen ở các địa phương tiếp tục duy trì cung cấp thực phẩm cho người dân có nhu cầu. Tuy nhiên, chị Ý cho hay, muốn giữ khách trong mùa dịch, ngoài bán thực phẩm với giá không thay đổi, chị phải chịu thêm chi phí vận chuyển hàng từ các địa phương đến các chốt của thành phố; rồi chi phí giao hàng trong nội thành nên lời lãi không được bao nhiêu.

Nhà ở Phường 3 TP.Đông Hà, ông Lê Văn Quang đã hơn 20 năm mưu sinh bằng nghề chạy xe máy chở hàng cho khách ở chợ Đông Hà. Cuộc sống gia đình ông khó khăn khi vợ không có việc làm, mọi chi phí đều trông vào việc thồ hàng của ông. Bình thường mỗi ngày ông Quang kiếm được khoảng 200 ngàn đồng. Ngày nào chở được những chuyến hàng ra khỏi thành phố thì ngày đó ông có thu nhập khá hơn. Khi COVID-19 diễn biến phức tạp, ông Quang hạn chế chở hàng, đồng nghĩa với thu nhập bị cắt giảm đáng kể.

Rồi dịch bệnh càng kéo dài, cuộc sống gia đình ông càng khó khăn. Vậy nên 3 tuần nay ông buộc phải trở thành shipper bất đắc dĩ, đi giao hàng trong trong TP. Đông Hà để kiếm thêm thu nhập. Thương người shipper già cả nên nhiều người bán hàng qua mạng gọi ông đi giao hàng để giúp ông có thêm thu nhập. Cùng với thực hiện nghiêm túc 5K, ba ngày một lần ông được người tổ chức giao hàng cho test nhanh để cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân. Thực hiện mỗi ngày được khoảng 5 đến 6 chuyến giao hàng, trung bình mỗi chuyến ông Quang được trả từ 18 đến 20 nghìn đồng. Ông Quang chia sẻ, hiện gia đình ông đang cố gắng chi tiêu dè sẻn, mong ngóng từng ngày dịch đi qua để trở lại cuộc sống bình thường, công việc của mình bớt vất vả hơn.

Cũng giống ông Quang, chị Trần Thị Phương ở xã Gio Quang, huyện Gio Linh vất vả mưu sinh trong mùa dịch. Vì không biết sử dụng mạng xã hội nên công việc của chị càng khó khăn hơn. Nhiều năm nay, chị Phương mỗi ngày dậy từ 4 giờ sáng, đi các chợ vùng quê gom thực phẩm rồi chở vào thành phố Đông Hà bán dạo. Dần dần, chị nhận thêm việc đi chợ hộ cho một vài khách hàng quen biết ở thành phố. Mỗi đơn hàng đi chợ hộ và giao tận nhà chị kiếm được từ 15- 20 nghìn đồng, cũng có thêm nguồn thu.

Thời điểm TP.Đông Hà thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, chị không vào được địa bàn thành phố để bán hàng. Cũng vì do tuổi cao, không quen sử dụng mạng xã hội để bán hàng như những người trẻ, nên thời gian này chị chỉ bán được một vài đơn hàng qua điện thoại. Chị Phương chia sẻ, vợ chồng chị đang nuôi 2 con học đại học, đầu năm học mới các cháu cần phương tiện học tập nên cố gắng thắt chặt các khoản chi tiêu lắm chị mới mua được một máy tính cũ cho con. Nay công việc làm ăn bị gián đoạn nên cuộc sống của gia đình chị bị ảnh hưởng không nhỏ.

Với nhiều người lao động tự do tại các huyện, thị phải vào TP. Đông Hà làm việc để kiếm tiền nuôi sống gia đình, dịch dã liên miên khiến cuộc mưu sinh của họ thêm vất vả. Bà Võ Thị Thanh Thúy, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Đông Hà cho biết, dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến lao động của mọi ngành nghề. Trong hoàn cảnh khó khăn chung, những lao động tự do xác định tự mình thắt chặt chi tiêu, từng bước vượt qua khó khăn. Để chia sẻ một phần khó khăn đó cho người lao động tự do gặp khó khăn trong mùa dịch, thời gian qua thành phố đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân tặng nhu yếu phẩm, khẩu trang y tế, dụng cụ bảo hộ lao động, miễn và giảm tiền thuê phòng trọ cho những người lao động chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Một số đơn vị, cá nhân còn nấu ăn, cung cấp suất cơm miễn phí cho người lao động. Những món quà kịp thời đó khiến lao động tự do khó khăn thêm ấm lòng. Để cùng nhau vượt qua dịch bệnh, người dân nên thực hiện nghiêm túc hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố. Chỉ khi nào dịch bệnh sớm được khống chế về mức thấp nhất, khi đó thành phố được nới lỏng giãn cách xã hội, chuyển sang thích ứng an toàn với dịch bệnh cho giai đoạn mới, lúc đó cuộc sống của người lao động tự do sẽ từng bước giảm bớt khó khăn.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Mưu sinh dưới cái nóng trên 40 độ C

Hoàng Toàn |

Thời tiết Hà Nội nắng nóng gay gắt bắt đầu từ ngày 19 đến nay, nhiệt độ đỉnh điểm cao nhất ở ngoài trời giữ trưa lên tới hơi 40 độ c. Mặc dù vậy người dân lao động vẫn phải chật vật ra đường mưu sinh kiếm sống.

Mưu sinh với đót rừng

Vân Trang |

Những ngày này, ở huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa (Quảng Trị), nhiều hộ gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô luôn tất bật, hối hả vào rừng hái đót. Mùa đót rừng năm nay sắp kết thúc nên ai cũng tranh thủ vào rừng từ sáng sớm để hái đót đến tối mịt mới trở về nhà. Tuy việc hái đót rừng được xem là nghề thời vụ và mỗi năm chỉ kéo dài 1 - 2 tháng nhưng đã đem lại cho người dân nơi đây nguồn thu nhập đáng kể...

Mưu sinh ngày giá rét

Thu Hạ |

Nhiều ngày qua, những đợt không khí lạnh tràn về liên tục khiến việc mưu sinh của những người lao động tự do càng thêm khó khăn, vất vả. Thế nhưng, mặc dù thời tiết lạnh giá, họ vẫn miệt mài với công việc của mình nơi góc phố, ngõ chợ để kiếm thêm chút thu nhập khi Tết Nguyên đán đã cận kề.

Mưu sinh sau ngày lũ

Yên Mã Sơn |

Lũ ở Hướng Hoá (Quảng Trị) vừa rút nhưng các cầu tràn qua khe suối nước vẫn còn chảy rất xiết, những phận người cần mẫn "kiếm cái ăn" trong rừng như không có giờ ngơi nghỉ...