Vì sao chậm trả thẻ căn cước công dân?

Hà Khê |

Từ 1/7, Luật Cư trú có hiệu lực cũng là lúc sổ hộ khẩu giấy bắt đầu bị thu hồi, thông tin cư dân sẽ có trên dữ liệu quốc gia về dân cư. Thế nhưng, cư dân làm thẻ CCCD đã nhiều tháng nhưng chưa được nhận. Lý do vì sao có sự chậm trễ này?

Ngày 2/7, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên - Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) - đã thông tin về việc vì sao CCCD có gắn chip triển khai từ nhiều tháng nay nhưng chưa tới hết tay người dân.

Theo tướng Nguyên, khi cán bộ thu nhận dữ liệu để làm căn cước công dân thì dữ liệu được thu nhận, xác minh, đối sánh để làm sạch và làm chính xác. Sau đó là nhập dữ liệu để in, sản xuất.

Theo đại diện Bộ Công an, việc nhiều tháng người dân chưa nhận được CCCD là do khách quan, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, nhập khẩu con chíp gắn trên thẻ (ảnh minh họa)
Theo đại diện Bộ Công an, việc nhiều tháng người dân chưa nhận được CCCD là do khách quan, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, nhập khẩu con chíp gắn trên thẻ (ảnh minh họa)

Lý giải về việc nhiều công dân phản ánh làm CCCD mấy tháng qua mà chưa được nhận, tướng Nguyên cho rằng nguyên nhân do khách quan. Bởi chip gắn trên thẻ phải nhập từ nước ngoài về. Nhưng do dịch Covid-19 bùng phát, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất cũng như việc nhập về Việt Nam.

Theo tướng Nguyên, công dân không phải quá lo lắng vì hiện nay vẫn còn hiệu lực sử dụng CMND, CCCD cũ, người dân sẽ sử dụng các loại giấy tờ này để giao dịch.

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an: Có thể nói, chúng ta đã khai tử một di sản của một thời kỳ bao cấp. Chúng ta mở ra một kỷ nguyên mới trong phương thức quản lý xã hội. Sổ hộ khẩu đã gắn bó với chung ta rất lâu, trong một thời gian dài của lịch sử. Đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi. Một nền tảng sử liệu dữ liệu số để quản lý, phục vụ giao dịch người dân.

Để việc giao dịch của người dân thuận lợi thì không chỉ một nền tảng này là thực hiện được, chúng ta cần sự đồng bộ của các cơ sở của các bộ ban ngành, vậy cần khoảng thời gian chuyển tiếp.

(Nguồn: Phụ nữ Việt Nam)

Cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp

H.D |

Bộ Công an ban hành Thông tư 59/2021/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 và thay thế Thông tư 07/2016/TT-BCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA) hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP, trong đó có lưu ý cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp.

Đề xuất phạt 6 triệu đồng đối với người cầm cố căn cước công dân

Thanh Mai |

Nếu quy định mới có hiệu lực, người mang giấy tờ tùy thân đi cầm đồ có thể bị phạt 4-6 triệu đồng.

Bắt giam chủ tịch xã cản trở công an làm căn cước công dân

Tuấn Minh |

Mặc dù đang đương chức là Chủ tịch xã Giao Yến (Nam Định) nhưng ông Trần Mạnh Cường đã cản trở công an làm nhiệm vụ cấp căn cước công dân trong khi có biểu hiện say rượu.

Từ 1/7 chỉ cần thẻ căn cước gắn chip, công dân có thể thực hiện 30 thủ tục hành chính

Thanh Mai |

Khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân chỉ cần xuất trình thẻ căn cước gắn chip.