Xác định nguyên nhân COVID-19 gây các cục máu đông đe dọa tính mạng

Lê Minh |

Các nhà khoa học đã xác định cách thức và lý do tại sao một số bệnh nhân COVID-19 có thể phát triển các cục máu đông đe dọa tính mạng. Kết quả này mở ra các liệu pháp nhắm mục tiêu có thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

Đông máu là nguyên nhân tử vong đáng kể ở bệnh nhân COVID-19

Các nghiên cứu trước của Đại học Y khoa RCSI đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân nhập viện do nhiễm trùng COVID-19 nặng gặp phải tình trạng đông máu bất thường có thể dẫn đến tử vong.

Các tác giả nhận thấy rằng quá trình đông máu bất thường xảy ra ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 nặng, gây ra các cục máu đông vi mô trong phổi. Họ cũng phát hiện ra rằng những bệnh nhân có mức độ đông máu cao hơn có tiên lượng xấu hơn đáng kể và nhiều khả năng phải nhập viện ICU.

 
Đông máu bất thường ở bệnh nhân COVID-19 nặng có thể dẫn đến tử vong. 

Giáo sư James O. 'Donnell, Giám đốc Trung tâm Sinh học Mạch máu RCSI cho biết: "Ngoài viêm phổi ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ bên trong phổi, chúng tôi cũng tìm thấy hàng trăm cục máu đông nhỏ khắp phổi. Tình huống này không xảy ra với các loại nhiễm trùng phổi khác và giải thích tại sao nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột ở bệnh nhân COVID-19 nghiêm trọng.”

Hiểu được cách thức hình thành các cục máu đông siêu nhỏ này trong phổi là rất quan trọng để các nhà khoa học có thể phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.

Đi tìm nguyên nhân

Để hiểu tại sao sự đông máu đó lại xảy ra, các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu được lấy từ những bệnh nhân mắc COVID-19 tại Đơn vị Chăm sóc Chuyên sâu của Bệnh viện Beaumont ở Dublin. Họ phát hiện ra rằng sự cân bằng giữa một phân tử gây đông máu, được gọi là Yếu tố von Willebrand (VWF), và chất điều chỉnh của nó, được gọi là ADAMTS13, bị phá vỡ nghiêm trọng ở những bệnh nhân bị COVID-19 nặng.

Khi so sánh với các nhóm đối chứng, máu của bệnh nhân COVID-19 có mức độ các phân tử VWF chống đông máu cao hơn và mức độ ADAMTS13 thấp hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã xác định những thay đổi khác trong protein gây ra việc giảm ADAMTS13.

Tìm hiểu được cách thức hình thành các cục máu đông giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu được cách thức hình thành các cục máu đông giúp phát triển các phương pháp điều trị hiệu quả.

Tiến sĩ Jamie O'Sullivan, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi giúp cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cơ chế gây ra cục máu đông nghiêm trọng ở bệnh nhân COVID-19”.

Trong khi cần nghiên cứu thêm để xác định xem liệu các mục tiêu nhằm điều chỉnh mức độ ADAMTS13 và VWF có thể là một can thiệp điều trị thành công hay không, điều quan trọng là vẫn phải tiếp tục phát triển các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Vaccine COVID-19 sẽ tiếp tục được cung cấp cho nhiều người trên khắp thế giới, và điều quan trọng là cần cung cấp các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc COVID-19.

(Nguồn: Suckhoedoisong.vn)

TAGS

Top 5 loại rau có tác dụng bổ máu

G.Minh |

Rau bổ máu là những loại cây chứa nhiều vitamin B12, axit folic, sắt hoặc kẽm, giúp cơ thể tổng hợp tế bào hồng cầu, từ đó nuôi dưỡng và tăng cường chất lượng máu trong cơ thể.

8 lý do bạn nên biết nhóm máu của mình

CTV Ngọc Diệp |

Việc nắm được mình thuộc nhóm máu nào sẽ giúp bạn nhận thức được rủi ro mắc một số loại bệnh của mình.

Hiến máu cứu người và câu chuyện về những ''ngân hàng máu sống''

M.H |

Hàng nghìn thành viên của các Câu lạc bộ máu hiếm, máu dự bị, máu khẩn cấp…trên khắp cả nước luôn sẵn sàng hiến máu cứu người bất kể ngày đêm, mưa nắng, không quản ngại đường sá xa xôi.

3 mẹ con nhiều năm liền tham gia hiến máu nhân đạo

PV |

Nhiều năm nay, bà con ở khu phố Hồ Văn Long, phường Hòa B, quận Bình Tân (TPHCM) đã quen với hình ảnh 3 mẹ con chị Nguyễn Thị Thúy Oanh “dắt nhau” đi hiến máu nhân đạo. Vừa qua, chị Oanh nằm trong Top 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2021.